hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Lồng ruột

Lồng ruột

Lồng ruột

Lồng ruột

Lồng ruột
Lồng ruột

Lồng ruột

20-10-2018 09:39:16 AM

Đại cương

Lồng ruột là một cấp cứu bụng ngoại khoa thường gặp nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi. Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột trượt và chui vào trong lòng đoạn ruột kế tiếp, nó lồng nhau như các phần của ống kính thiên văn.

Lồng ruột

Hình ảnh minh họa: Ruột bình thường và Lồng ruột

Khi lồng ruột xảy ra, sự lưu thông của dịch và thức ăn trong lòng ruột bị tắc nghẽn, ruột có thể bị phù nề và chảy máu, nguồn cung cấp máu đến đoạn ruột bị ảnh hưởng có thể mất, và đoạn ruột đó có thể bị hoại tử.

Lồng ruột xảy ra từ 1-4 trên 1000 đứa trẻ nhỏ, thường gặp nhất là từ 5-9 tháng tuổi, những đứa trẻ lớn hơn cũng có thể gặp, và bé trai gặp nhiều hơn bé gái.

Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể

Trẻ bị lồng ruột

Bệnh nhân lồng ruột thường bị đau bụng từng cơn dữ dội, đau thường xuất hiện đột ngột, bệnh nhân thường có xu hướng gấp gối vào ngực. Cơn đau thường làm cho trẻ khóc rất to (khóc thét). Khi cơn đau dịu đi, trẻ sẽ ngưng khóc trong một lúc và cảm thấy dễ chịu hơn. Cơn đau thường đến và đi như thế, và khi đau trở lại có thể đau nhiều hơn.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Chướng bụng
  • Nôn ói
  • Nôn ra dịch mật, dịch màu xanh hơi vàng vị đắng.
  • Tiêu phân nhầy máu, như thạch
  • Quấy khóc, khó chịu, bứt rứt.

Khi bệnh tiếp tục diễn tiến, bệnh nhân sẽ biểu hiện yếu dần, bệnh nhân có thể sốt và có biểu hiện sốc, một vấn đề đe dọa tính mạng bệnh nhân mà trong đó, sự thiếu tưới máu mô cơ quan sẽ làm cho tim đập nhanh và huyết áp tụt dần.

Một vài bệnh nhân lồng ruột có thể chỉ biểu hiện lừ đừ mà không nôn ói, có thay đổi tính chất phân, hoặc chướng bụng.

Nguyên nhân

Hầu hết, bác sĩ không biết nguyên nhân của lồng ruột. Trong một vài trường hợp hợp, người ta thấy lồng ruột đi theo sau một đợt viêm dạ dày ruột (cúm dạ dày).

Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn hay virus có thể gây phù nề mô bạch huyết ở ruột, nó làm cho một đoạn ruột bị đẩy lồng vào một đoạn ruột khác.

Ở những trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi hay lớn hơn 5 tuổi, lồng ruột có lẽ được gây gây ra bởi tình trạng phì đại hạch bạch huyết, một khối u hay một mạch máu bất thường ở ruột.

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán lồng ruột

Bác sĩ thường nghĩ đến lồng ruột khi một đứa trẻ có những đợt tái phát: đau bụng, hay gấp cẳng chân, nôn ói, cảm giác mệt mỏi lừ đừ, hoặc tiêu phân nhầy máu.

Trong suốt quá trình thăm khám, bác sĩ cần phải hỏi về tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe gia đình, các thuốc mà bệnh nhân đã sử dụng hay bất kỳ tình trạng dị ứng nào mà bệnh nhân có. Kế đến, bác sĩ phải khám bệnh nhân, đặc biệt lưu ý đến bụng, khi sờ có thể thấy bụng chướng, căng. Đôi lúc, thầy thuốc cần phải cảm nhận phần ruột nào bị lồng.

Nếu bác sĩ nghi ngờ lồng ruột, bệnh nhân cần được đưa đến phòng cấp cứu và yêu cầu bác sĩ ngoại nhi thăm khám bệnh nhân ngay lập tức. Bác sĩ khoa cấp cứu có thể đề nghị siêu âm bụng hoặc chụp phim X-quang bụng, thường có hình ảnh của tắc ruột. Nếu thấy bệnh nhân có biểu hiện nặng, có nguy cơ tổn thương đến đoạn ruột nên đưa bệnh nhân đến phòng mổ ngay và giải quyết tình trạng tắc ruột.

Điều trị lồng ruột

Thụt tháo đại trực tràng bằng khí hay barium là một phương pháp vừa chẩn đoán vừa điều trị cùng lúc lồng ruột.

Với thụt tháo bằng hơi, người ta sẽ đưa một ống mềm, nhỏ vào trực tràng và hơi được bơm vào trực tràng qua ống thông này. Khí đi vào ruột và sẽ tạo ra hình ảnh của ruột trên phim X-quang. Nếu có tình trạng lồng ruột, trên phim X-quang ta sẽ thấy hình ảnh của khối lồng, như hình ảnh kính thiên văn. Cùng lúc đó, khí sẽ giúp tháo đoạn ruột lồng ra và giải quyết luôn tình trạng tắc nghẽn.

Barium, một hỗn hợp lỏng, thường được sử dụng thay thế hơi để giải quyết tình trạng tắc nghẽn theo một cách tương tự trên.

Cả hai phương pháp tháo lồng trên đều an toàn, và các đứa trẻ thường biểu hiện rất tốt.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ là tình trạng lồng ruột tái phát  có thể diễn ra trong vòng 72 giờ sau tháo lồng, với tỉ lệ 1 trên 10 trường hợp.

Nếu ruột bị rách, việc thụt tháo không thể thực hiện được, hoặc do bệnh nhân quá yếu để cố gắng thụt tháo, khi đó bệnh nhân cần được phẫu thuật, đây là tình trạng thường gặp ở những đứa trẻ lớn. Phẫu thuật viên cần cố gắng tháo lồng, nhưng nếu bệnh nhân có nguy cơ cao khi thực hiện tháo lồng thì cắt bỏ đoạn ruột lồng là một cách giải quyết hợp lý.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nằm viện theo dõi và được nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch cho tới khi bệnh nhân có thể ăn uống và hoạt động ruột trở lại bình thường. Thầy thuốc nên theo dõi sát tình trạng bệnh nhân, nhằm đảm bảo lồng ruột tái phát  không xảy ra. Một số bệnh nhân cần phải sử dụng kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng.

https://yhoccongdong.com/


Mục liên quan

Chữa được bệnh Down?
Không thể chữa trị là câu trả lời của hầu hết các nhà khoa học, bác sĩ về hội chứng Down. Tuy nhiên mới đây, lần đầu tiên các bác sĩ dùng tế bào gốc điều trị người bệnh Down…
Rối loạn tiêu hóa
Tổng quan RLTH - Bệnh dễ mắc ở trẻ em, những RLTH thường gặp ở trẻ em.
Béo phì - Tổng quan, phân loại, các yếu tố nguy cơ và cách đề phòng
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên...
Suy dinh dưỡng - Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị
Suy dinh dưỡng (người gầy hoặc người dưới cân) là thuật ngữ để chỉ những người không đủ cân nặng hay không đủ sức khoẻ, không đủ cân tiêu chuẩn so với chiều cao. Khái niệm này liên quan đến việc sử dụng...
Tổng quan, phân loại và cách phòng bệnh (Bệnh cúm, sốt xuất huyết, bệnh tả)
Việt Nam được xác định là một trong những “điểm nóng” toàn cầu có nguy cơ rất cao xuất hiện các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới nổi bao gồm các bệnh lây truyền từ vật nuôi, động vật hoang dã hoặc hệ...
Bệnh Viêm màng não mủ, Viêm não Nhật Bản, Viêm gan virut
Là hiện tượng viêm của các màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) do sự hiện diện của các vi khuẩn gây bệnh trong khoang dịch não tủy, Viêm não Nhật Bản do một loại virus có ái tính với nhu...
Bệnh Sởi, bệnh quai bị, bệnh dại và bệnh thủy đậu
Các bệnh này đều do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và tấn công cơ thể. Chúng gây bệnh một lần và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc đời mỗi người. Tuy nhiên, điều rất đặc biệt là mỗi người “chỉ”...
Bệnh văn phòng
Bệnh văn phòng hay hội chứng bệnh văn phòng (SBS) là thuật ngữ chỉ về các loại bệnh tật khác nhau có nguyên nhân từ những điều kiện và môi trường làm việc ở văn phòng, cao ốc và những công việc liên quan đến...
Béo phì
Các bác sĩ thường sử dụng một công thức dựa trên chiều cao và cân nặng, được gọi là chỉ số khối cơ thể (BMI), để xác định béo phì. Người lớn có BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ