hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nhỏ

Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nhỏ

Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nhỏ

Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nhỏ

Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nhỏ
Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nhỏ

Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nhỏ

20-10-2018 09:33:56 AM

Nhiễm trùng đường tiểu là loại nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Loại nhiễm trùng này có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do các triệu chứng có thể không rõ ràng, bé hoặc cha mẹ khó nhận ra nên đôi khi bệnh không được điều trị.

Nhiễm trùng đường tiểu

Thông thường thì nước tiểu không có vi khuẩn. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường tiết niệu từ 2 nguồn:

(1) vùng da quanh trực tràng và bộ phận sinh dục

(2) dòng máu từ các bộ phận cơ thể khác

Vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào hoặc mọi bộ phận của đường tiết niệu. Những bộ phận đó là:

  • Niệu đạo
  • Bàng quang
  • Thận

Nhiễm trùng đường tiểu rất phổ biến ở nhũ nhi và trẻ nhỏ. Bệnh này thường gặp ở nữ nhiều hơn so với nam. Khoảng 3% bé gái và 1% bé trai bị nhiễm trùng đường tiểu trước 11 tuổi. Khi trẻ bị sốt cao và không có các triệu chứng khác, xác suất trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu là 1/20. Các bé trai không được cắt bao qui đầu thường dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn.

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu

trẻ bị đau bụng

Ảnh minh họa: Trẻ bị đau bụng

 

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu gồm có:

  • Sốt
  • Cảm giác đau hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn hoặc khó tiểu
  • Cần tiểu gấp, hoặc tiểu són ra quần hoặc giường đối với những trẻ đã biết tự đi bô
  • Nôn ói, không chịu ăn
  • Đau bụng
  • Đau lưng hoặc đau ở sườn
  • Nước tiểu có mùi bất thường
  • Nước tiểu đục hoặc có máu
  • Tình trạng quấy khóc, khó chịu dai dẳng, không rõ nguyên do (ở nhũ nhi)
  • Phát triển chậm (ở nhũ nhi)

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu

Nếu con bạn có triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, bác sĩ sẽ:

  • Hỏi các triệu chứng của con bạn là gì
  • Hỏi xem liệu gia đình có tiền sử có vấn đề về đường tiểu hay không
  • Hỏi xem bé thường ăn uống những gì
  • Khám cho bé
  • Lấy mẫu nước tiểu của bé

Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem có vi khuẩn trong nước tiểu hoặc có những dấu hiệu bất thường khác không.

Cách lấy nước tiểu

Bác sĩ cần lấy nước tiểu để phân tích xem đường tiểu của bé có bị nhiễm khuẩn hay không. Bác sĩ sẽ yêu cầu các trẻ lớn tự tiểu vào một lọ/ hộp.

Có 3 cách để lấy nước tiểu của trẻ nhỏ:

  1. Phương pháp phổ biến là đặt một ống nhỏ, gọi là ống thông đường tiểu, đi qua niệu đạo và dẫn đến bàng quang. Nước tiểu sẽ chảy qua ống vào lọ/ hộp chứa nước tiểu.
  2. Phương pháp khác là dùng kim tiêm đâm qua da ở vùng bụng dưới để lấy nước tiểu từ bàng quang. Phương pháp này gọi là chọc hút bằng kim.
  3. Nếu bé quá nhỏ hoặc chưa tự đi bô được, bác sĩ sẽ cho đặt một túi nilon bọc quanh bộ phận sinh dục để hứng nước tiểu. Do vi khuẩn trên da có thể dính vào nước tiểu và dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác, phương pháp này chỉ dùng để dò tìm khả năng bị nhiễm trùng. Nếu có biểu hiện của nhiễm trùng, bác sĩ cần phải lấy nước tiểu bằng một trong hai phương pháp đầu để xác định xem liệu có vi khuẩn hay không.

Bác sĩ sẽ chỉ dẫn nên lấy nước tiểu bằng phương pháp nào là tốt nhất.

Điều trị nhiễm trùng đường tiểu cho trẻ

Nhiễm trùng đường tiểu được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Dùng kháng sinh bằng cách nào là tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại nhiễm trùng. Kháng sinh thường được cho uống, dưới dạng nước hoặc viên. Nếu bé bị sốt, nôn và không thể nuốt được bất kỳ chất lỏng gì, có thể cần phải tiêm kháng sinh trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc vào cơ.

Cần phải điều trị nhiễm trùng đường tiểu ngay để:

  • Chấm dứt nhiễm trùng
  • Ngăn nhiễm trùng lan ra khỏi đường tiết niệu (ví dụ như lan vào máu)
  • Giảm nguy cơ bị tổn thương thận

Nhũ nhi và trẻ nhỏ bị nhiễm trùng đường tiểu thường cần dùng kháng sinh trong vòng từ 7-14 ngày, đôi khi lâu hơn. Bảo đảm bé uống hết tất cả số thuốc bác sĩ kê toa. Ngay cả khi trẻ đã khỏe mạnh trở lại cũng không được ngừng thuốc cho đến khi bác sĩ thông báo đã hoàn tất quá trình điều trị. Nhiễm trùng đường tiểu có thể tái phát nếu không được điều trị dứt điểm.

Theo dõi tiếp nhiễm trùng đường tiểu cho trẻ

Nếu trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu từ khi còn nhỏ, bác sĩ sẽ cho làm siêu âm thận và bàng quang để kiểm tra xem đường tiết niệu có dị tật hay không. Loại xét nghiệm này sử dụng sóng âm để tạo nên hình ảnh bàng quang và thận.

Ngoài ra, bác sĩ cũng cần kiểm tra để biết chắc là hệ tiết niệu vẫn hoạt động bình thường và không bị thương tổn gì. Có vài loại xét nghiệm như sau:

Chụp X quang bàng quang-niệu đạo (VCUG) . Đặt ống thông tiểu vào niệu đạo và cho một dung dịch cóchất cản quang vào bàng quang, sau đó chụp X quang để kiểm tra xem liệu nước tiểu có chảy ngược vào bàng quang, về thận thay vì chảy ra ngoài qua niệu đạo như thông thường.

Chụp phóng xạ hạt nhân . Tiêm chất phóng xạ vào tĩnh mạch để kiểm tra xem thận có bình thường hay không. Có nhiều loại chụp phóng xạ hạt nhân, mỗi loại sẽ đưa ra một thông tin khác nhau về thận và bàng quang. Chất phóng xạ này chỉ có mức phóng xạ như các loại tia X khác.

Ghi nhớ cho trẻ nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh phổ biến và hầu hết các ca thường rất dễ điều trị. Cần chẩn đoán và điều trị sớm bởi vì nếu không điều trị, tình trạng nhiễm trùng cứ tái đi tái lại sẽ dẫn đến các vấn đề lâu dài khác. Trẻ đã từng bị nhiễm trùng đường tiểu thường dễ bị nhiễm trùng lại. Hãy đưa bé đi bác sĩ nếu bé bị sốt và đã từng bị nhiễm trùng đường tiểu. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu nghi ngờ con bạn bị nhiễm trùng đường tiểu.


Mục liên quan

Chữa được bệnh Down?
Không thể chữa trị là câu trả lời của hầu hết các nhà khoa học, bác sĩ về hội chứng Down. Tuy nhiên mới đây, lần đầu tiên các bác sĩ dùng tế bào gốc điều trị người bệnh Down…
Rối loạn tiêu hóa
Tổng quan RLTH - Bệnh dễ mắc ở trẻ em, những RLTH thường gặp ở trẻ em.
Béo phì - Tổng quan, phân loại, các yếu tố nguy cơ và cách đề phòng
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên...
Suy dinh dưỡng - Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị
Suy dinh dưỡng (người gầy hoặc người dưới cân) là thuật ngữ để chỉ những người không đủ cân nặng hay không đủ sức khoẻ, không đủ cân tiêu chuẩn so với chiều cao. Khái niệm này liên quan đến việc sử dụng...
Tổng quan, phân loại và cách phòng bệnh (Bệnh cúm, sốt xuất huyết, bệnh tả)
Việt Nam được xác định là một trong những “điểm nóng” toàn cầu có nguy cơ rất cao xuất hiện các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới nổi bao gồm các bệnh lây truyền từ vật nuôi, động vật hoang dã hoặc hệ...
Bệnh Viêm màng não mủ, Viêm não Nhật Bản, Viêm gan virut
Là hiện tượng viêm của các màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) do sự hiện diện của các vi khuẩn gây bệnh trong khoang dịch não tủy, Viêm não Nhật Bản do một loại virus có ái tính với nhu...
Bệnh Sởi, bệnh quai bị, bệnh dại và bệnh thủy đậu
Các bệnh này đều do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và tấn công cơ thể. Chúng gây bệnh một lần và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc đời mỗi người. Tuy nhiên, điều rất đặc biệt là mỗi người “chỉ”...
Bệnh văn phòng
Bệnh văn phòng hay hội chứng bệnh văn phòng (SBS) là thuật ngữ chỉ về các loại bệnh tật khác nhau có nguyên nhân từ những điều kiện và môi trường làm việc ở văn phòng, cao ốc và những công việc liên quan đến...
Béo phì
Các bác sĩ thường sử dụng một công thức dựa trên chiều cao và cân nặng, được gọi là chỉ số khối cơ thể (BMI), để xác định béo phì. Người lớn có BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ