hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

TỔNG QUAN VỀ HỆ SINH SẢN NỮ

TỔNG QUAN VỀ HỆ SINH SẢN NỮ

TỔNG QUAN VỀ HỆ SINH SẢN NỮ

TỔNG QUAN VỀ HỆ SINH SẢN NỮ

TỔNG QUAN VỀ HỆ SINH SẢN NỮ
TỔNG QUAN VỀ HỆ SINH SẢN NỮ

TỔNG QUAN VỀ HỆ SINH SẢN NỮ

06-04-2018 03:48:52 PM

SINH LÝ SINH SẢN NỮ

1

Cơ quan sinh dục Nữ giới ( Ảnh minh họa)

Cơ quan sinh dục nữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản, nó bao gồm bộ phận sinh dục ngoài là âm hộ, âm đạo và bộ phận sinh dục trong là tử cung, vòi trứng, buồng trứng.

Cơ quan sinh dục nữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản, nó bao gồm bộ phận sinh dục ngoài là âm hộ, âm đạo và bộ phận sinh dục trong là tử cung, vòi trứng, buồng trứng.

* Âm hộ: là ngõ vào âm đạo và có hai môi ở hai bên, môi lớn ở phía ngoài và môi nhỏ ở phía trong. Sau môi nhỏ ở trước âm đạo là màng trinh. Màng trinh có nhiều dạng, dạng có lỗ lớn hoặc dạng có nhiều lỗ nhỏ để máu kinh thoát ra. Trên âm hộ là xương mu, có lông phân bố vừa phải. Trường hợp quá nhiều hoặc quá ít lông mu cũng phản ánh một phần các rối loạn về nội tiết tố.

* Âm đạo: là đường dẫn từ âm hộ tới tử cung, bình thường 2 thành âm đạo khép lại, có thể giãn khi giao hợp và sinh đẻ.
* Tử cung: có dạng hình nón cụt, chia làm 3 phần: thân tử cung, eo tử cung và cổ tử cung. Trong lòng tử cung có lớp nội mạc tử cung bao phủ, thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và đây cũng là nơi phôi làm tổ và phát triển khi thai trưởng thành.
* Vòi trứng (còn gọi là tai vòi): là ống nối liền buồng trứng với tử cung, khi buồng trứng phóng noãn thì loa vòi của vòi trứng sẽ bắt lấy noãn, chuyển vào vòi trứng rồi tiếp tục hướng về phía buồng tử cung. Nếu bệnh nhân có quan hệ quanh thời điểm rụng trứng thì thường tinh trùng sẽ đi lên từ âm đạo, đến tử cung rồi vào vòi trứng, gặp trứng ở khoảng 1/3 ngoài của vòi trứng.
* Buồng trứng: có hình quả hạnh nhân, nằm ở hai bên hố chậu. Buồng trứng ở người phụ nữ tương đương với tinh hoàn của nam giới, có chức năng nội tiết (tiết estrogen từ tuổi dậy thì cho tới tuổi mãn kinh) và ngoại tiết (phóng noãn).

2

Ảnh minh họa

Nang noãn trong mỗi buồng trứng đã được hình thành trước khi sanh. Vào tháng thứ 5 của thai kỳ có khoảng 7 triệu nang noãn. Ở trẻ sơ sinh buồng trứng chứa khoảng 2 triệu nang noãn và ở tuổi dậy thì còn khoảng 400.000.

Cứ mỗi tháng từ lúc dậy thì cho tới mãn kinh, sẽ có một số nang noãn được chọn lọc để phát triển. Tuy nhiên, chỉ có một nang noãn trở nên vượt trội, và hầu hết những nang noãn còn lại sẽ thoái hóa. Vào giữa chu kỳ kinh, nang noãn vượt trội sẽ giải phóng noãn gọi là hiện tượng phóng noãn, noãn (trứng) này sẽ được tai vòi bắt lấy và di chuyển về phía buồng tử cung. Suốt cuộc đời, mỗi phụ nữ chỉ có tối đa khoảng 400 noãn trưởng thành và đi vào vòi trứng sau khi phóng noãn.
Sự thụ tinh của tinh trùng và trứng xảy ra ở 1/3 ngoài của vòi trứng. Hợp tử tạo thành vừa di chuyển về phía buồng tử cung vừa phân chia và phát triển thành phôi dâu, rồi phôi nang. Sau khi đến buồng tử cung, phôi sẽ làm tổ trong tử cung và phát triển thành thai. Nếu có bất kỳ nguyên nhân nào (thường là do vòi trứng bất thường) khiến phôi không đến được buồng tử cung, sẽ gây thai ngoài tử cung.

Do đó, vòi trứng có vai trò rất quan trọng trong sinh lý sinh sản ở phụ nữ. Các chức năng quan trọng của vòi trứng bao gồm:
– Vận chuyển tinh trùng
– Vận chuyển trứng
– Tạo điều kiện và là nơi tinh trùng thụ tinh với trứng, tạo thành phôi
– Nuôi dưỡng phôi trong giai đoạn đầu
– Giúp phôi di chuyển vào tử cung để làm tổ

Như vậy, vòi trứng phải có sự thông thương và đầy đủ chức năng để đảm bảo cho việc có thai bình thường.

Theo ivfvietnam


Mục liên quan

Chữa được bệnh Down?
Không thể chữa trị là câu trả lời của hầu hết các nhà khoa học, bác sĩ về hội chứng Down. Tuy nhiên mới đây, lần đầu tiên các bác sĩ dùng tế bào gốc điều trị người bệnh Down…
Rối loạn tiêu hóa
Tổng quan RLTH - Bệnh dễ mắc ở trẻ em, những RLTH thường gặp ở trẻ em.
Béo phì - Tổng quan, phân loại, các yếu tố nguy cơ và cách đề phòng
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên...
Suy dinh dưỡng - Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị
Suy dinh dưỡng (người gầy hoặc người dưới cân) là thuật ngữ để chỉ những người không đủ cân nặng hay không đủ sức khoẻ, không đủ cân tiêu chuẩn so với chiều cao. Khái niệm này liên quan đến việc sử dụng...
Tổng quan, phân loại và cách phòng bệnh (Bệnh cúm, sốt xuất huyết, bệnh tả)
Việt Nam được xác định là một trong những “điểm nóng” toàn cầu có nguy cơ rất cao xuất hiện các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới nổi bao gồm các bệnh lây truyền từ vật nuôi, động vật hoang dã hoặc hệ...
Bệnh Viêm màng não mủ, Viêm não Nhật Bản, Viêm gan virut
Là hiện tượng viêm của các màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) do sự hiện diện của các vi khuẩn gây bệnh trong khoang dịch não tủy, Viêm não Nhật Bản do một loại virus có ái tính với nhu...
Bệnh Sởi, bệnh quai bị, bệnh dại và bệnh thủy đậu
Các bệnh này đều do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và tấn công cơ thể. Chúng gây bệnh một lần và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc đời mỗi người. Tuy nhiên, điều rất đặc biệt là mỗi người “chỉ”...
Bệnh văn phòng
Bệnh văn phòng hay hội chứng bệnh văn phòng (SBS) là thuật ngữ chỉ về các loại bệnh tật khác nhau có nguyên nhân từ những điều kiện và môi trường làm việc ở văn phòng, cao ốc và những công việc liên quan đến...
Béo phì
Các bác sĩ thường sử dụng một công thức dựa trên chiều cao và cân nặng, được gọi là chỉ số khối cơ thể (BMI), để xác định béo phì. Người lớn có BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ