hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

31-08-2020 01:45:56 PM

Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy, có những công việc không thể không ra khỏi nhà, nhất là khi ốm bệnh hoặc đã mắc bệnh mạn tính nay cần phải khám lại. Đây là một việc bất khả kháng. Vậy, khi đến khám ở bệnh viện, người bệnh, người nhà bệnh nhân đi cùng nên lưu ý những điểm gì để phòng Covid-19 cho bản thân mình và cả cộng đồng?

Để làm tốt công việc này, hiện tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập, theo chỉ đạo của ngành y tế, đều phải bố trí ít nhất một phòng khám cách ly các trường hợp nghi viêm đường hô hấp (sốt, ho...) chưa rõ nguyên nhân và tiến hành các biện pháp phòng ngừa, cách ly và tiến hành xét nghiệm COVID-19 ngay sau khi phát hiện các trường hợp nghi nhiễm.

Vì vậy, khi người dân bắt buộc phải đi khám chữa bệnh cần lưu ý và thực hiện tốt mọi sự chỉ dẫn của nhân viên tiếp đón tại các bệnh viện và cơ sở y tế để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Về vấn đề này, ngành y tế đã có văn bản chỉ đạo tất cả các cơ sở y tế trong và ngoài công lập phải tổ chức phân loại người bệnh ngay từ khâu tiếp đón, khi người bệnh đăng ký khám chữa bệnh. Bệnh viện phải có đủ nhân viên hướng dẫn phân luồng, đặc biệt phải có phòng khám riêng cho những người bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt, đau họng...) chưa rõ nguyên nhân. Tại phòng khám đặc biệt này bác sĩ khám bệnh cần hết lưu ý khai thác yếu tố dịch tễ học của người bệnh sống hoặc đến từ vùng dịch COVID-19 trong vòng 14 ngày (ví dụ, đã từng đến Đà Nẵng hoặc có tiếp xúc với người từ Đà Nẵng trở về trong tháng 7/2020 cho đến ngày đi khám bệnh).

Phát tờ rơi về phòng chống dịch COVID-19 cho người dân tới khám tại bệnh viện.

Đối với người đến khám bệnh, ngay khi đến cơ sở khám chữa bệnh cần liên hệ ngay với nhân viên tiếp đón, đồng thời khai báo nhanh tình trạng sức khỏe, nhất là khai báo các dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp tính hiệu như ho, sốt… (nếu có) để nhân viên y tế tiếp đón hướng dẫn cụ thể và phân loại vào từng khu vực khám bệnh phù hợp.

Song song với các công việc đó, mọi người dân khi đi khám chữa bệnh hay người nhà đi cùng để hỗ trợ, chăm sóc bệnh nhân tại phòng khám bệnh và trong bệnh viện phải đeo khẩu trang đúng quy cách (khẩu trang phải bịt kín miệng, mũi, không cùng một lúc đeo nhiều khẩu trang...). Ngồi chờ khám bệnh, mỗi người bệnh ngồi phải cách nhau ít nhất là 2m, không trao đổi, không nói chuyện, không cười nói, không bắt tay nhau, không hôn nhau... Người bệnh và người nhà đi cùng mỗi khi ho, hắt hơi cần che miệng bằng khăn ướt hoặc bằng khuỷu tay của chính mình và không khạc nhổ bừa bãi. Tại các phòng khám có dung dịch sát khuẩn, người bệnh và người nhà bệnh nhân nên thường xuyên rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh để phòng tránh COVID-19. Người bệnh và người nhà cần hết sức chú ý đến các biển báo chỉ dẫn và tuyệt đối không đi lại hoặc đứng, ngồi gần những khu vực có biển báo “Khu vực cách ly”. Khi người bệnh đã khám xong hãy cùng người nhà nhanh chóng rời khỏi bệnh viện, hạn chế đến mức tối đa thời gian lưu lại trong bệnh viện khi không cần thiết.

Khi về đến nhà mình, người bệnh và người nhà, việc đầu tiên là sát khuẩn tay bằng cách rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch (là tốt nhất là sát trùng tay bằng dung dịch sát khuẩn). Cần rửa tay nhiều lần, sau đó mới dùng tay đã rửa sạch tháo khẩu trang ra bỏ vào thùng rác, đậy kín lại. Việc tiếp đến là thay hết quần áo bằng quần áo sạch, quần áo bẩn cần được giặt sạch với xà phòng và phơi nắng.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/cac-buoc-can-lam-khi-di-kham-benh-de-phong-covid-19-n179485.html


Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
Cảnh báo Suy tĩnh mạch là dấu hiệu của huyết khối
Nghiên cứu cho thấy những người bị suy tĩnh mạch có nhiều nguy cơ phát triển thành các cục máu đông, có thể gây tử vong.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ