hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Cần cấp cứu ngay nếu nhận thấy 10 dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm này

Cần cấp cứu ngay nếu nhận thấy 10 dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm này

Cần cấp cứu ngay nếu nhận thấy 10 dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm này

Cần cấp cứu ngay nếu nhận thấy 10 dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm này

Cần cấp cứu ngay nếu nhận thấy 10 dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm này
Cần cấp cứu ngay nếu nhận thấy 10 dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm này

Cần cấp cứu ngay nếu nhận thấy 10 dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm này

26-12-2020 08:44:03 AM

Đột quỵ não là một bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Vì thế cần nắm được các dấu hiệu đột quỵ và cách xử lý kịp thời để cấp cứu cho bệnh nhân tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Nội dung:

1. Dấu hiệu đột quỵ ở mặt
2. Dấu hiệu đột quỵ ở mắt
3. Dấu hiệu ở tay, cánh tay yếu dần
4. Gặp khó khăn khi nói cũng là dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm
5. Khó khăn trong nhận thức
6. Choáng váng, hoa mắt, chóng mặt
7. Đau đầu, đau nửa đầu dữ dội từng cơn
8. Một phần cơ thể bị tê liệt hoặc yếu đi cũng là dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm
9. Dấu hiệu đột quỵ qua dáng đi bất thường
10. Khó thở hoặc tim đập nhanh

Đột quỵ não xảy ra có thể do: tắc mạch máu làm ngưng trệ dòng máu nuôi não hoặc vỡ mạch máu làm cho máu thoát ra và tràn vào phá hủy và chèn ép mô não. Sau khi điều trị bệnh nhân còn đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.

Chính vì căn bệnh này rất nguy hiểm, nên việc phòng ngừa và phát hiện sớm những dấu hiệu đột quỵ là cực kỳ quan trọng. Vậy những dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm cần nhận biết là gì?

1. Dấu hiệu đột quỵ ở mặt

Một trong những dấu hiệu đột quỵ dễ thấy nhất là khuôn mặt đờ đẫn, liệt một bên hay méo mặt. Mặt sẽ trở nên thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu nhất.

2. Dấu hiệu đột quỵ ở mắt

Tình trạng nhìn mọi thứ không rõ ràng và bị nhòe đi cũng có thể là dấu hiệu đột quỵ đang xảy ra. Đột quỵ có thể gây ra ảo ảnh kép, mất thị lực một bên mắt, hoặc mắt bị nhòe đi. Điều này xảy ra bởi vì thùy của não bộ chịu trách nhiệm về khả năng nhìn bị thiếu oxy. Người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

3. Dấu hiệu ở tay, cánh tay yếu dần

Một dấu hiệu rõ ràng khác của chứng đột quỵ này là sự tê liệt hoặc yếu đi của cánh tay và khiến bệnh nhân không có khả năng dơ cao tay được quá đầu. Khi nghi ngờ mình có thể bị đột quỵ bạn có thể làm thử hành động này để biết trước và đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

Một dấu hiệu rõ ràng khác của chứng đột quỵ này là sự tê liệt hoặc yếu đi của cánh tay - Ảnh Internet

4. Gặp khó khăn khi nói cũng là dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm

Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được. Người bệnh cũng có thể bị nói lắp. Dấu hiệu nói lắp xảy ra khi xuất hiện những cục máu đông trên các mạch máu não khiến ảnh hưởng đến khả năng nói của người bệnh.

5. Khó khăn trong nhận thức

Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, khó hoặc không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

6. Choáng váng, hoa mắt, chóng mặt

Sự choáng váng hoa mắt chóng mặt là dấu hiệu đột quỵ rất phổ biến bởi vì não bộ của họ bị thiếu lượng oxy trong máu.

7. Đau đầu, đau nửa đầu dữ dội từng cơn

Triệu chứng đau đầu của bệnh tai biến mạch máu não thường rất khốc liệt, dữ dội. Trong cơn đột quỵ, máu lưu thông đến não hoặc bị chặn hoặc bị ngắt hoàn toàn. Điều này có thể gây rách hoặc hủy hoại mạch máu, dẫn đến một cơn đau nửa đầu hoặc đau đầu đột ngột.

Trong cơn đột quỵ, máu lưu thông đến não hoặc bị chặn hoặc bị ngắt hoàn toàn - Ảnh Internet

8. Một phần cơ thể bị tê liệt hoặc yếu đi cũng là dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm

Đột quỵ sẽ dẫn đến sự yếu đi hay tê liệt của một số bộ phận cơ thể hoặc có thể chiếm một nửa cơ thể. Do đó, trước khi có tai biến xảy ra người bệnh sẽ có những cảm nhận một phần cơ thể của mình bị yếu đi khiến dễ bị ngã quỵ.

9. Dấu hiệu đột quỵ qua dáng đi bất thường

Nếu bạn bất ngờ cảm thấy khó khăn khi di chuyển, điều mà chưa bao giờ bạn gặp phải và không có sự cố nào về sức khỏe của mình trước đó thì chắc chắn rằng bạn đang có những dấu hiệu của căn bệnh đột quỵ. Cần ngay lập tức tới cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

10. Khó thở hoặc tim đập nhanh

Khó thở hoặc tim đập nhanh tuy không phải là dấu hiệu quá cụ thể rõ ràng khi bị đột quỵ, nhưng đây là những dấu hiệu đáng báo động vì ngay sau đó bạn có thể sẽ bị ngã quỵ ngay khi có cơn đau tim. Khi gặp dấu hiệu này cần theo dõi người bệnh và có các biện pháp phòng ngừa.

Có nên dùng kim chích vào đầu ngón tay để sơ cứu người bị đột quỵ?

HNL


Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ