hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Cảnh báo trẻ nhỏ nhập viện do đuối nước gia tăng

Cảnh báo trẻ nhỏ nhập viện do đuối nước gia tăng

Cảnh báo trẻ nhỏ nhập viện do đuối nước gia tăng

Cảnh báo trẻ nhỏ nhập viện do đuối nước gia tăng

Cảnh báo trẻ nhỏ nhập viện do đuối nước gia tăng
Cảnh báo trẻ nhỏ nhập viện do đuối nước gia tăng

Cảnh báo trẻ nhỏ nhập viện do đuối nước gia tăng

23-05-2018 04:32:30 PM

Tính trong nửa đầu tháng 5/2018, khoa Nhi bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí tiếp nhận 4 trường hợp trẻ nhập viện do đuối nước. Trong đó 1 trường hợp tử vong do nhập viện muộn, những trường hợp còn lại nhờ được sơ cứu ban đầu tốt và nhập viện điều trị kịp thời đã bình phục, da hồng hào, tự thở và ăn uống, đi lại tốt. Do vậy việc sơ cứu ban đầu có vai trò rất quan trọng đối với các trẻ bị đuối nước.

Gần đây nhất vào ngày 19/5/2018, K.M.A. 5 tuổi trú tại Trưng Vương – Uông Bí, theo lời kể của người nhà trẻ, trong lúc vui chơi tại bể bơi gần nhà, không may trẻ bị trượt chân xuống bể bơi. Một lúc sau không thấy trẻ, gia đình vội vàng đi tìm và thấy trẻ đang nổi trên mặt nước trong tình trạng tím tái và ngừng thở. Ngay lập tức trẻ được sơ cứu ban đầu bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Sau khoảng 5 phút trẻ có nhịp thở, nhịp tim và nôn ra nước và thức ăn. Sau khoảng 30 phút trẻ được đưa tới Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí để cấp cứu. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành hồi sức tích cực, cho trẻ thở oxy, điều chỉnh các rối loạn ( khí máu, điện giải…) và sử dụng kháng sinh tránh viêm phổi cho trẻ. Nhờ được sơ cứu kịp thời và đưa tới viện nhanh chóng, hiện tại sức khỏe trẻ ổn định và ăn uống bình thường.

Một trường hợp bệnh nhi đuối nước được đến BV cấp cứu kịp thời

Không may mắn như trường hợp của K.M.A. ngày 5/5/2018, bệnh viện có tiếp nhận P. V.H 13 tuổi, trú tại Sông Khoai – Quảng Yên – Quảng Ninh nhập viện trong tình trạng hôn mê, tím tái, ngừng thở, nhịp tim rời rạc. Các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tích nhưng trẻ không qua khỏi.

Theo BSCKI Nguyễn Thị Ngọc ĐIệp, Trưởng khoa Nhi, BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí Những thao tác cấp cứu ngay sau khi phát hiện trẻ đuối nước góp phần quan trọng trong việc cứu sống tính mạng của trẻ. Khi phát hiện trẻ bị đuối nước, cần đưa ngay trẻ ra khỏi môi trường nước, đồng thời tiến hành sơ cứu ban đầu cho trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất.  Đặt trẻ nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là trẻ đã ngưng thở hoặc sau 10 giây không thấy nhịp thở thì tiến hành thổi ngạt, nếu trẻ hôn mê, tím tái hoặc không bắt được mạch bẹn cần ép tim ngoài lồng ngực. Đặc biệt chú ý, việc ép tim ngoài lồng ngực cần tiền hành cẩn thận và phải do người biết cách sơ cứu, bởi khi tiến hành rất dễ khiến trẻ bị gãy xương sườn gây nguy hiểm cho trẻ.

Do vậy để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy đến với trẻ em do đuối nước, việc nâng cao ý thức cảnh giác của những người chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ là điều vô cùng cần thiết. Với các trẻ ở độ tuổi nhỏ vẫn cần người lớn trông nom, các bậc phụ huynh cần chú ý để mắt giữ trẻ, không để trẻ chơi gần ao, hồ, kênh, mương. Các loại thau, chậu, dụng cụ đựng nước trong nhà cần được đậy kín…

Với nhóm trẻ lớn, đặc biệt là các bé trai hiếu động, gia đình và nhà trường, ngoài việc giáo dục ý thức tự bảo vệ khỏi các hoạt động mạo hiểm, trẻ cần được tập huấn các kỹ năng bơi và sơ cứu cơ bản trong trường hợp không có sự giúp đỡ của người lớn. Tại các hồ bơi cần có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp

Tiểu Nhị

http://suckhoedoisong.vn


Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ