hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Ngộ độc vitamin

Ngộ độc vitamin

Ngộ độc vitamin

Ngộ độc vitamin

Ngộ độc vitamin
Ngộ độc vitamin

Ngộ độc vitamin

22-05-2021 09:38:36 AM

Ngộ độc vitamin là chuyện ít người để ý nhưng lại cực kỳ nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Bất cứ thứ gì nếu đưa vào cơ thể quá mức sẽ gây “tẩu hỏa nhập ma” cho dù vật chất được đưa vào cơ thể chỉ đơn thuần là nước. Nhiều trường hợp tử vong do uống quá nhiều nước cũng đã được ghi nhận.

 

Mức độ ngộ độc vitamin tùy thuộc loại vitamin được bổ sung cũng như tùy thuộc cơ địa của mỗi người. Chẳng hạn như bổ sung quá nhiều vitamin C có thể bị tiêu chảy, bổ sung quá nhiều folate có thể gây tổn thương thận. Bổ sung quá mức các chất đa sinh tố có chứa các khoáng chất như sắt có thể gây tử vong. Ngộ độc vitamin càng dễ xảy ra ở trẻ em vốn lầm tưởng các chế phẩm bổ sung vitamin là kẹo do vị ngọt và màu sắc sặc sỡ hoặc cũng có thể do bố mẹ gây ra vì nghĩ rằng cho con mình dùng càng nhiều vitamin thì chúng sẽ càng thông minh, mạnh khỏe.

Hypervitaminosis là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ sự ngộ độc do sử dụng quá liều các loại vitamin. Sự ngộ độc vitamin có thể rơi vào hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là sử dụng quá nhiều vitamin vì cho rằng càng nhiều vitamin càng tốt, chẳng hạn có người ngộ nhận rằng uống hai viên thì hiệu quả sẽ gấp hai lần so với uống một viên. Trường hợp thứ hai là do hệ tiêu hóa có vấn đề trong việc xử lý các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K), vì vậy các vitamin này cứ “ăn dầm nằm dề” trong máu và sẽ gây ngộ độc.

Những triệu chứng của ngộ độc vitamin bao gồm đau khớp, chán ăn, buồn nôn, ói mửa, táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi, nhức đầu, khô da, đi đứng khó khăn, sỏi thận, sỏi bàng quang, tổn thương gan... Dạng ngộ độc và mức độ ngộ độc tùy thuộc chủng loại và liều lượng vitamin.

Sự ngộ độc do bổ sung khoáng chất dễ gặp nhất là sắt. Đây là một sự lạm dụng vô cùng tai hại. Bổ sung quá nhiều chất sắt sẽ gây tổn hại tế bào của các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, gan, bộ máy tiêu hóa...

 

Một dạng ngộ độc vitamin rất phổ biến là sự quá liều vitamin A và hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Khi đưa vitamin A vào cơ thể, vitamin này sẽ được chuyển thành retinoids để thực hiện những chức năng quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, gan chỉ có thể “dung túng” một lượng nhất định retinoids, do vậy quá nhiều vitamin A sẽ gây ra hàng loạt bất lợi cho cơ thể như mất ngủ, giảm cân, nóng sốt, yếu xương, giảm thị lực...

Ngộ độc vitamin D là do bổ sung quá nhiều vitamin D. Quá liều vitamin D sẽ gây sự tăng hàm lượng calcium trong máu, với các triệu chứng như chán ăn, táo bón, mệt mỏi, yếu cơ, nôn mửa và mất nước, nếu không xử trí kịp thời thì ngộ độc vitamin D có thể gây tổn thương cho xương, sỏi thận và làm cho calcium lắng đọng trong thành mạch máu, trong các mô mềm... và cuối cùng là gây tổn thương cho tim và thận.

Để vitamin là bạn chứ không phải thù, người uống cần tuân thủ đúng liều lượng in rõ ràng trên nhãn sản phẩm. Nếu còn mơ hồ thì phải tìm dược sĩ để hỏi. Cũng đừng quên “nhập nhiên liệu” cho cơ thể bằng các loại vitamin “made in... thiên nhiên” như trái cây, rau cải, thịt, cá, trứng, hải sản...

Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường


Mục liên quan

Lo lắng nguy cơ ung thư da trong mùa nắng nóng đến gần
Tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời là một trong những yếu tố chính gây ra ung thư da. Các bác sĩ cảnh báo, người dân không nên tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời quá lâu (đặc biệt là từ 10h đến 15h).
4 thói quen ăn uống làm tăng nguy cơ đột quỵ
Theo trang "Eat This, Not That!", duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những cách bạn có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Dưới đây là 4 thói quen ăn uống làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Tiết lộ các triệu chứng ít được biết đến của tăng huyết áp
Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong. Nhưng những người bị tăng huyết áp có thể sống trong nhiều năm mà không hề biết rằng mình mắc bệnh. Điều này rất nguy hiểm. Các chuyên gia cảnh báo...
Bảo vệ người hen suyễn trong mùa dịch
Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay, nếu chẳng may mắc Covid-19, người bị hen suyễn dễ diễn tiến nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng
Bác sĩ nhắc: Qua 4 làn sóng COVID-19, người trẻ khỏe cũng không thể chủ quan
TTO - Đây là bài viết của bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, lý giải nguy cơ với người nhiễm COVID-19.
Hành động ngay, đừng để mùa hè thành mùa đau
Từ hôm nay, hầu hết học sinh các cấp nghỉ hè. Cùng với mối lo dịch bệnh, phụ huynh lại phải đối diện với nạn đuối nước, một loại "dịch" thường xảy ra vào mỗi mùa hè gây nên không ít những thương tâm...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ