hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Dị tật Tim bẩm sinh

Dị tật Tim bẩm sinh

Dị tật Tim bẩm sinh

Dị tật Tim bẩm sinh

Dị tật Tim bẩm sinh
Dị tật Tim bẩm sinh

Dị tật Tim bẩm sinh

15-10-2018 08:49:34 PM

Dấu hiệu và triệu chứng 
Các dấu hiệu và triệu chứng có mối liên hệ mật thiết đến các loại dị tật tim bẩm sinh. Các triệu chứng thường xuất hiện vào những năm đầu tiên, nhưng cũng có nhiều dị tật không biểu hiện lâm sàng sớm. Nhiều trẻ em không có dấu hiệu gì, trong khi một số khác có thể khó thở (hơi thở ngắn), tím tái, ngất, có tiếng thổi tại tim, chậm phát triển thể chất, biếng ăn hoặc nhiễm khuẩn hô hấp. Bệnh tim bẩm sinh với những bất thường trong cấu trúc tim, hình thành một triệu chứng thực thể gọi là tiếng thổi tại tim. Các tiếng thổi này có thể phát hiện qua thăm khám, tuy nhiên không phải tất cả các tiếng thổi đều do dị tật tim bẩm sinh.

Nguyên nhân 
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim bẩm sinh có thể do di truyền hoặc do môi trường tác động, nhưng đa số là do sự kết hợp của cả hai yếu tố đó. 

Di truyền
Đã có nhiều tổn thương tim bẩm sinh do bất thường cấu trúc di truyền được phát hiện, có thể là đảo đoạn, mất đoạn hay thêm đoạn ADN. Các bất thường hay gặp nhất tại NST số 21, 13 và 18, chiếm khoảng 5 - 8 % trường hợp TBS, trong đó đột biến cấu trúc NST 21 là phổ biến nhất. Ngoài ra cũng đã phát hiện ra tổn thương tại một số NST khác, bao gồm đột biến cấu trúc nhánh dài nhiễm sắc thể số 22 (22q11, Hội chứng DiGeorge), nhánh dài NST số 1 (1q21), nhánh ngắn NST số 8 (8p23),  

Môi trường

Nhiều yếu tố môi trường có liên quan đến TBS đã được biết đến, bao gồm mẹ bị nhiễm khuẩn (Rubella), thuốc (rượu, hydatoin, lithium và thalidomide), và nhiều bệnh lý khác (đái đường, phenyl ceton niệu, và lupus ban đỏ hệ thống) 

Mẹ bị béo phì 
Nhiều nghiên cứu về chỉ số khối cơ thể (body mass index - BMI) trên những phụ nữ tiền mang thai hoặc đang trong thời gian mang thai đã chỉ ra rằng, những người béo phì (BMI ≥ 30) mang theo nguy cơ (có ý nghĩa thống kê) con sinh ra bị TBS nhiều hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường (BMI - 19-24,9). Nguy cơ trẻ bị TBS cũng nhiều hơn ở những trẻ có mẹ bị quá cân (BMI = 25 - 29,9)

Tuần hoàn phôi thai 
Cơ chế hình thành tim vô cùng phức tạp và bất cứ bất thường nào trong quá trình này cũng có thể dẫn đến dị tật tim bẩm sinh. Trình tự phát triển tế bào, di chuyển, chết theo chương trình (apoptosis) đã được nghiên cứu rộng rãi và các gen chi phối tiến trình này đang dần được sáng tỏ. Tim và hệ mạch xuất phát từ lá trong (mesoderm) và một phần lá ngoài (ectoderm) của trung biểu mô (mesenchyme) bào thai. Đến ngày thứ 19, ống tim nguyên thủy bắt đầu hình thành và ngay lập tức uốn cong thành hình chữ S về phía phải và gồm 4 phần: bè thất trái, bè thất phải, nón tim và thân động mạch. Đến ngày thứ 22, tim bắt đầu đập và đến ngày 24, máu bắt đầu lưu thông.

Phân loại của Hội Tim mạch Việt Nam 
Tật bẩm sinh chung của tim
Vị trí bất thường của tim 
Block nhĩ thất hoàn toàn bẩm sinh
Bất tương hợp nhĩ-thất, thất-gốc động mạch (chuyển vị đại động mạch có sửa chữa)


TBS không tím không shunt
- Bất thường bên trái tim:

Tắc nghẽn đường vào nhĩ trái: hẹp TM phổi, hẹp van hai lá, tim ba buồng nhĩ.
Hở van hai lá, thông sàn nhĩ thất, bất tương hợp nhĩ - thất, các dị tật khác của van hai lá
Xơ chun nội mạc tiên phát 
Hẹp động mạch chủ
Hở van động mạch chủ
Hẹp eo động mạch chủ
- Bất thường bên phải tim 

Bệnh Ebstein
Hẹp động mạch phổi
Hở van động mạch phổi bẩm sinh
Tăng áp động mạch phổi tiên phát


TBS không tím có shunt
-Shunt ở tầng nhĩ:

Thông liên nhĩ 
Tĩnh mạch phổi đổ về lạc chỗ bán phần 
Thông liên nhĩ có hẹp van 2 lá bẩm sinh (hội chứng Lutembacher)
-Shunt ở tần thất:

Thông liên thất
Thông liên thất có hở van động mạch chủ
Thông liên thất có luồn thông thất trái - nhĩ phải
-Shunt động mạch chủ - tim phải:

+ Lỗ rò động mạch vành 

Vỡ túi phình Valsava 
Động mạch vành trái xuất phát từ thân động mạch phổi 
Shunt động mạch chủ - động mạch phổi 
Lỗ rò phế chủ 
Còn ống động mạch
Shunt trên 1 tầng: kênh nhĩ - thất 


Bệnh TBS tím sớm
-Có tăng tuần hoàn động mạch phổi:

Chuyển gốc động mạch
Thất phải 2 đường ra 
Thân chung động mạch 
Bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi hoàn toàn 
Tâm thất đơn độc không kèm hẹp động mạch phổi với sức cản mạch phổi thấp
Nhĩ chung
Tứ chứng Fallot kiểu không lỗ van động mạch phổi kèm tuần hoàn bàng hệ
Tuần hoàn động mạch phổi bình thường hoặc giảm:
Thất trái trội 
Thất phải trội 
Không tăng áp phổi: tứ chứng Fallot, tam chứng Fallot, chuyển vị đại động mạch kèm hẹp động mạch phổi, thất phải 2 đường ra kèm hẹp động mạch phổi, không van động mạch phổi bẩm sinh.
Có tăng áp phổi: thông liên nhĩ với shunt đổi chiểu, thông liên thất với luồng shunt đổi chiều, còn ống đọng mạch hoặc lỗ rò chủ phổi với shunt đổi chiều, thất phải 2 đường ra với sức cản động mạch phổi cao, tĩnh mạch phổi đổ về bất thường hoàn toàn với sức cản mạch phổi cao.
Thất bình thường hay gần bình thường: lỗ rò động - tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch chủ đổ vào nhĩ trái (nối bất thường tĩnh mạch hệ thống)


Mục liên quan

Chữa được bệnh Down?
Không thể chữa trị là câu trả lời của hầu hết các nhà khoa học, bác sĩ về hội chứng Down. Tuy nhiên mới đây, lần đầu tiên các bác sĩ dùng tế bào gốc điều trị người bệnh Down…
Rối loạn tiêu hóa
Tổng quan RLTH - Bệnh dễ mắc ở trẻ em, những RLTH thường gặp ở trẻ em.
Béo phì - Tổng quan, phân loại, các yếu tố nguy cơ và cách đề phòng
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên...
Suy dinh dưỡng - Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị
Suy dinh dưỡng (người gầy hoặc người dưới cân) là thuật ngữ để chỉ những người không đủ cân nặng hay không đủ sức khoẻ, không đủ cân tiêu chuẩn so với chiều cao. Khái niệm này liên quan đến việc sử dụng...
Tổng quan, phân loại và cách phòng bệnh (Bệnh cúm, sốt xuất huyết, bệnh tả)
Việt Nam được xác định là một trong những “điểm nóng” toàn cầu có nguy cơ rất cao xuất hiện các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới nổi bao gồm các bệnh lây truyền từ vật nuôi, động vật hoang dã hoặc hệ...
Bệnh Viêm màng não mủ, Viêm não Nhật Bản, Viêm gan virut
Là hiện tượng viêm của các màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) do sự hiện diện của các vi khuẩn gây bệnh trong khoang dịch não tủy, Viêm não Nhật Bản do một loại virus có ái tính với nhu...
Bệnh Sởi, bệnh quai bị, bệnh dại và bệnh thủy đậu
Các bệnh này đều do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và tấn công cơ thể. Chúng gây bệnh một lần và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc đời mỗi người. Tuy nhiên, điều rất đặc biệt là mỗi người “chỉ”...
Bệnh văn phòng
Bệnh văn phòng hay hội chứng bệnh văn phòng (SBS) là thuật ngữ chỉ về các loại bệnh tật khác nhau có nguyên nhân từ những điều kiện và môi trường làm việc ở văn phòng, cao ốc và những công việc liên quan đến...
Béo phì
Các bác sĩ thường sử dụng một công thức dựa trên chiều cao và cân nặng, được gọi là chỉ số khối cơ thể (BMI), để xác định béo phì. Người lớn có BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ