hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Suy dinh dưỡng - Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị

Suy dinh dưỡng - Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị

Suy dinh dưỡng - Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị

Suy dinh dưỡng - Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị

Suy dinh dưỡng - Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị
Suy dinh dưỡng - Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị

Suy dinh dưỡng - Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị

25-12-2017 08:40:12 PM

Suy dinh dưỡng (người gầy hoặc người dưới cân) là thuật ngữ để chỉ những người không đủ cân nặng hay không đủ sức khoẻ, không đủ cân tiêu chuẩn so với chiều cao. Khái niệm này liên quan đến việc sử dụng chỉ số cân nặng của cơ thể (BMI) để xác định một người nào đó bị suy dinh dưỡng, là tình trạng cơ thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng, có thể ảnh hưởng đến mọi người ở bất kỳ lứa tuổi.

Hầu hết người ta xác định một người bị suy dinh dưỡng khi chỉ số BMI < 18,5. Tuy nhiên cũng có nơi xác định một người bị suy dinh dưỡng khi BMI < 20. Một điều quan trọng là chỉ số BMI chỉ là cách ước lượng thống kê cũng tuỳ thuộc vào vùng, miền và giới tính. Trong một số trường hợp, một người có BMI < 18,5 nhưng có thể có sức khoẻ rất tốt.

Những trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng thường phát triển hành vi chậm, thậm chí chậm phát triển trí não. Ngay cả khi được điều trị, suy dinh dưỡng có thể có ảnh hưởng lâu dài ở trẻ em, làm suy yếu sự phát triển trí tuệ và nảy sinh vấn đề tiêu hóa – trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến suốt đời.

Người lớn bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành thường phục hồi hoàn toàn khi điều trị. Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm: Hệ thống miễn dịch yếu, làm tăng nguy cơ lây nhiễm, Khả năng lành vết thương thấp; Cơ yếu, có thể dẫn đến té ngã và nứt xương.

Ngoài ra, suy dinh dưỡng còn gây biếng ăn, khiến tình trạng sức khỏe trở nên trầm trọng hơn.

1. Triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp của bệnh suy dinh dưỡng 

  • Mất chất béo (mô mỡ);
  • Thở khó khăn, nguy cơ cao mắc suy hô hấp
  • Phiền muộn;
  • Nguy cơ cao xảy ra các biến chứng sau phẫu thuật;
  • Nguy cơ cao bị giảm thân nhiệt – nhiệt độ cơ thể giảm bất thường;
  • Giảm một số loại tế bào máu trắng. Do đó, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, tăng nguy cơ nhiễm trùng;
  • Nhạy cảm hơn với thời tiết lạnh;
  • Lâu lành các vết thương;
  • Lâu phục hồi do nhiễm trùng và các bệnh khác;
  • Giảm ham muốn tình dục;
  • Gặp vấn đề về khả năng sinh sản;
  • Giảm khối lượng cơ bắp, mô;
  • Mệt mỏi, cáu gắt, hoặc thờ ơ.

Trường hợp nghiêm trọng 

  • Da có thể trở nên mỏng, khô, không đàn hồi, xanh xao, lạnh;
  • Do mất chất béo, khuôn mặt trở nên xanh xao, má trông rỗng và mắt trũng;
  • Tóc trở nên khô và thưa thớt, dễ rụng;
  • Đôi khi, suy dinh dưỡng nghiêm trọng có thể dẫn đến mất phản xạ (sững sờ);
  • Nếu thiếu hụt calo lâu dài, có thể gây suy tim, gan và hô hấp;
  • Thời gian đói gây tử vong là trong vòng 8-12 tuần (hầu như không tiêu thụ calo)

 

2. Nguyên nhân gây bệnh

Suy dinh dưỡng là kết quả của quá trình cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém do một số nguyên nhân từ điều kiện hay hoàn cảnh sống gây nên.

Tại các nước phát triển, suy dinh dưỡng thường được gây ra bởi:

  • Thiếu ăn về số lượng hoặc chất lượng: nếu một người không ăn đủ thực phẩm hoặc không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh suy dinh dưỡng. Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Bạn sẽ thấy ăn không ngon miệng hoặc không muốn ăn sau khi bị bệnh, việc này giảm khả năng tiêu thụ các chất dinh dưỡng;
  • Các vấn đề sức khỏe tinh thần: bệnh nhân có bệnh liên quan đến tâm thần như trầm cảm dễ mắc thói quen ăn uống dẫn đến suy dinh dưỡng, ví dụ như chán ăn hoặc ăn vô độ nhưng không cân bằng;
  • Các vấn đề về di chuyển: những người này có thể bị suy dinh dưỡng đơn giản chỉ vì họ hoặc không thể mua thực phẩm thường xuyên hoặc việc chuẩn bị thức ăn quá khó khăn;
  • Rối loạn tiêu hóa và bệnh dạ dày: một số người có thể ăn đúng cách, nhưng cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, ví dụ như các bệnh nhân bị bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng do những bệnh nhân này có một phần của ruột non bị loại bỏ (ileostomy) hoặc những người bị bệnh Celilac - một bệnh rối loạn di truyền khiến cơ thể không dung nạp gluten. Bệnh nhân có bệnh Celiac có nguy cơ cao bị hư ruột dẫn đến hấp thụ thức ăn kém. Người trải qua những cơn tiêu chảy hoặc ói mửa nghiêm trọng có thể bị mất chất dinh dưỡng quan trọng dấn đến suy dinh dưỡng;
  • Nghiện rượu: là bệnh mạn tính. Những người bị nghiện rượu sẽ dễ bị viêm dạ dày hoặc hư hại tuyến tụy, làm suy yếu nghiêm trọng khả năng tiêu hóa thức ăn, hấp thụ vitamin nhất định và sản xuất kích thích tố điều tiết sự trao đổi chất. Rượu có chứa calo làm giảm cảm giác đói, do đó khiến cơ thể không nạp đủ thức ăn và các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Ở các quốc gia đang phát triển, suy dinh dưỡng thường do:

  • Tình trạng thiếu thực phẩm: tình trạng thiếu lương thực ở quốc gia nghèo đang phát triển chủ yếu là do thiếu công nghệ sản xuất phân đạm, thuốc trừ sâu và tưới tiêu cho năng suất cao. Tình trạng thiếu lương thực là một nguyên nhân quan trọng gây ra suy dinh dưỡng ở nhiều nơi trên thế giới;
  • Giá lương thực và phân phối thực phẩm: một số nhà kinh tế hàng đầu cho rằng nạn đói liên quan chặt chẽ với giá lương thực tăng cao và các vấn đề về phân phối thực phẩm;
  • Trẻ thiếu sữa mẹ: các chuyên gia đã chứng minh rằng việc không uống sữa mẹ dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một bộ phận phụ nữ trên thế giới vẫn tin rằng cho bé bú bình tốt hơn sữa mẹ. Một lý do khác của việc trẻ không có đủ sữa đó là các mẹ không cho con bú vì họ không biết làm thế nào để bé bú đúng cách hoặc vú bị đau.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng

  • Người cao tuổi, đặc biệt là những người phải nhập viện hoặc chăm sóc dài hạn;
  • Những cá nhân bị cô lập với xã hội;
  • Những người có thu nhập thấp (người nghèo);
  • Những người bị rối loạn ăn uống mạn tính, chẳng hạn như ăn vô độ hoặc chán ăn
  • Những người hồi phục sau cơn bệnh nặng.

 

3. Điều trị hiệu quả

Điều trị thường bao gồm bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu, điều trị triệu chứng khi cần thiết và điều trị bất kỳ bệnh nào có thể gây suy dinh dưỡng.

Khi thực hiện chẩn đoán suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng, các chuyên gia y tế (bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng) sẽ thiết lập kế hoạch chăm sóc với mục tiêu hồi phục sức khỏe.

  • Các kế hoạch chăm sóc: mục đích điều trị sẽ được đặt ra, bao gồm việc điều trị cho bất kỳ bệnh tật hay những yếu tố nào góp phần gây suy dinh dưỡng. Thông thường, việc điều trị gồm chế độ ăn uống đặc biệt với nhiều chất dinh dưỡng bổ sung. Người bị suy dinh dưỡng nặng hoặc những người không thể ăn hoặc uống sẽ nhận được hỗ trợ dinh dưỡng nhân tạo và được theo dõi tiến trình điều trị chặt chẽ, thường xuyên để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ;
  • Chế độ ăn uống: chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ thảo luận về chế độ ăn uống với bạn và đưa ra lời khuyên về việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Mục đích là để bạn có được chế độ ăn uống bổ dưỡng. Các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ đảm bảo đủ lượng calo tiêu thụ từ carbohydrate, protein, chất béo cũng như các vitamin và khoáng chất theo nhật ký dinh dưỡng. Nếu bạn không bổ sung được dinh dưỡng qua thực phẩm thông thường, có thể sử dụng các thực phẩm chức năng hay thuốc uống;
  • Hỗ trợ dinh dưỡng nhân tạo: có hai loại chính, chủ yếu là đối với bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Loại đầu tiên là dinh dưỡng đường ruột (nuôi ăn bằng ống) – một ống truyền dưỡng chất được đặt trong mũi, dạ dày hoặc ruột non. Loại thứ hai là ăn ngoài đường tiêu hóa – một chất lỏng vô trùng được truyền trực tiếp vào mạch máu (tĩnh mạch) cho những bệnh nhân không thể hấp thu chất dinh dưỡng trực tiếp qua dạ dày hoặc ruột non;Chế độ ăn nhiều rau quả, trái cây
  • Tiến độ giám sát: bạn sẽ được theo dõi thường xuyên để kiểm tra cơ thể nhận đúng số lượng calo và nhu cầu dinh dưỡng không. Bạn có sự hỗ trợ dinh dưỡng nhân tạo sẽ được chuyển sang ăn uống bình thường ngay khi có thể.

Nguồn: https://vi.wikipedia.org, https://hellobacsi.com


Mục liên quan

Chữa được bệnh Down?
Không thể chữa trị là câu trả lời của hầu hết các nhà khoa học, bác sĩ về hội chứng Down. Tuy nhiên mới đây, lần đầu tiên các bác sĩ dùng tế bào gốc điều trị người bệnh Down…
Rối loạn tiêu hóa
Tổng quan RLTH - Bệnh dễ mắc ở trẻ em, những RLTH thường gặp ở trẻ em.
Béo phì - Tổng quan, phân loại, các yếu tố nguy cơ và cách đề phòng
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên...
Tổng quan, phân loại và cách phòng bệnh (Bệnh cúm, sốt xuất huyết, bệnh tả)
Việt Nam được xác định là một trong những “điểm nóng” toàn cầu có nguy cơ rất cao xuất hiện các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới nổi bao gồm các bệnh lây truyền từ vật nuôi, động vật hoang dã hoặc hệ...
Bệnh Viêm màng não mủ, Viêm não Nhật Bản, Viêm gan virut
Là hiện tượng viêm của các màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) do sự hiện diện của các vi khuẩn gây bệnh trong khoang dịch não tủy, Viêm não Nhật Bản do một loại virus có ái tính với nhu...
Bệnh Sởi, bệnh quai bị, bệnh dại và bệnh thủy đậu
Các bệnh này đều do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và tấn công cơ thể. Chúng gây bệnh một lần và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc đời mỗi người. Tuy nhiên, điều rất đặc biệt là mỗi người “chỉ”...
Bệnh văn phòng
Bệnh văn phòng hay hội chứng bệnh văn phòng (SBS) là thuật ngữ chỉ về các loại bệnh tật khác nhau có nguyên nhân từ những điều kiện và môi trường làm việc ở văn phòng, cao ốc và những công việc liên quan đến...
Béo phì
Các bác sĩ thường sử dụng một công thức dựa trên chiều cao và cân nặng, được gọi là chỉ số khối cơ thể (BMI), để xác định béo phì. Người lớn có BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì.
Bệnh da liễu
Bệnh da liễu (hợp xưng của "bệnh da" và "bệnh hoa liễu"), gọi tắt là da liễu là các chứng bệnh ảnh hưởng đến bề mặt của cơ thể: da, lông, tóc, móng, các cơ và tuyến liên quan
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ