hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

5 bài thuốc chữa thiểu năng tuần hoàn não

5 bài thuốc chữa thiểu năng tuần hoàn não

5 bài thuốc chữa thiểu năng tuần hoàn não

5 bài thuốc chữa thiểu năng tuần hoàn não

5 bài thuốc chữa thiểu năng tuần hoàn não
5 bài thuốc chữa thiểu năng tuần hoàn não

5 bài thuốc chữa thiểu năng tuần hoàn não

07-07-2018 08:52:34 AM

Trong y học cổ truyền, thiểu năng tuần hoàn não thuộc phạm vi các chứng “huyễn vựng”, “đầu thống”, “thất miên”, “tiểu trúng phong”... với các biện pháp trị liệu hết sức phong phú từ dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp đến khí công, dưỡng sinh, y thực trị... Trong phạm vi bài viết này, xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y rất đơn giản trong cấu trúc cũng như về cách dùng để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Bài 1: Sắn dây tươi (sinh cát căn) 15 - 18g, câu đằng 6 - 9g. Hai vị thái vụn trộn đều, mỗi lần lấy 20 - 30g cho vào túi vải hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 - 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thăng thanh sinh tân, bình can tức phong, dùng rất tốt cho người bị thiểu năng tuần hoàn não do hư xương sụn cột sống cổ có huyết áp cao, đầu gáy cứng đau, tai ù tai điếc. Tuy nhiên, người dễ bị đi lỏng do tỳ vị hư yếu thì không nên dùng bài thuốc này.

Câu đằng.

Bài 2: Thiên ma 10g, bán hạ chế 9g, xuyên khung 7g, sa tiền tử 15g. Các vị tán vụn trộn đều, mối lần lấy 40g cho vào túi vải, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Tức phong, sáng mắt, táo thấp, hóa đàm, dùng thích hợp với những người bị thiểu năng tuần hoàn não biểu hiện triệu chứng mình mẩy nặng nề, hay chóng mặt, buồn nôn, lợm giọng, đại tiện lỏng nát... Những người bị âm hư hỏa vượng, hay phiền táo thì không nên dùng bài này.

Thảo quyết minh.

Bài 3: Thảo quyết minh, đan sâm, xuyên khung, sơn tra, liều lượng như nhau. Tất cả đem thái vụn, sao thơm, mỗi lần dùng 20 - 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết hoá ứ, làm giảm cholesterol máu. Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh thì không nên dùng bài này.

Bài 4: Hồng hoa 10g, đan sâm 30g, sinh sơn tra 30g. Tất cả đem sắc kỹ lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang, chia uống 2 lần sáng và chiều. Công dụng: Hoạt huyết, hóa ứ, tiêu trệ, làm giảm cholesterol máu, dùng thích hợp cho những người bị thiểu năng tuần hoàn não có tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành và rối loạn lipid máu. Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh thì không nên dùng bài này.

Hồng hoa.

Bài 5: Sinh địa sấy khô 12g, mạch môn 12g, huyền sâm 12g, thạch hộc 9g, nữ trinh tử 9g, nhục dung 9g. Tất cả đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, chia uống 2 lần sáng và chiều. Công dụng: Thanh nhiệt tư âm, bổ can ích thận, dùng thích hợp cho những người bị thiểu năng tuần hoàn não có các chứng đầu choáng đầu, mắt hoa, tứ chi tê bì, khó thở tức ngực, miệng khô họng ráo, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ. Người có chứng đàm thấp, tỳ vị hư yếu dễ đi lỏng thì không nên dùng bài thuốc này.

 

 

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn


Mục liên quan

11 bài thuốc bồi bổ cho sức khỏe từ tam thất
Tam thất là dược liệu quý hiếm, vì vậy mà người xưa còn gọi là cây “kim bất hoán” nghĩa là vàng không đổi được. Việc sử dụng đơn giản nhưng rất công hiệu trong phòng và trị nhiều căn bệnh cũng như dưỡng...
Câu đằng, cúc hoa và tác dụng hạ áp
Y học cổ truyền có rất nhiều thảo dược, nhiều loại cây quý có tác dụng hạ áp. Trong đó câu đằng và cúc hoa là 2 loại thảo dược phổ biến và được ứng dụng rất nhiều trong những bài thuốc có tác dụng phòng...
Rau dấp cá làm thuốc
Dấp cá (hay diếp cá) tên thuốc là ngư tinh thảo. Dấp cá dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc. Bộ phận dùng là phần rau mọc trên mặt đất rửa sạch, bỏ gốc, rễ.
Những bài thuốc chữa chứng đau nửa đầu
Đông y cho rằng, chứng đau nửa đầu bệnh lý chủ yếu là não ảnh hưởng tới can, tỳ, thận cùng nhiều tạng phủ khác... Các bài thuốc trị đau nửa đầu dùng theo từng thể bệnh.
Nấm linh chi, vị thuốc tốt bổ khí
Theo y học cổ truyền, linh chi vị nhạt, tính ấm. Quy kinh: tâm, can, phế. Công năng bổ khí, dưỡng huyết, dưỡng tâm an thần, chỉ khái, bình xuyễn. Trị khí huyết bất túc, tâm thần bất an, ho hen, khí suyễn, tỳ vị hư...
Bí quyết chữa bệnh bằng Cỏ Nhọ Nồi trong dân gian
Cỏ nhọ nồi được xếp vào danh mục thuốc nam có nhiều tác dụng trị bệnh tuyệt vời, mà giờ đây dường như đang dần bị lãng quên. Bài viết xin giới thiệu tới quý độc giả một số công dụng nổi bật của loại...
Xương rồng tai nhỏ - Món ngon, vị thuốc
Với nhiều người Việt chúng ta, xương rồng là loại cây gai góc, sống trên các vùng đất cát khô cằn xương rồng như nghĩa địa, bờ rào, bãi cát, hay chỉ được trồng làm cây cảnh.
Lá tre – Vị thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả của Đông y
Ngay từ xa xưa, cây tre luôn là người bạn thân thiết của dân Việt với nhiều công dụng như làm nhà hoặc đánh giặc ngoại xâm. Đây cũng là vị thuốc Đông y có công dụng trị bệnh hiệu quả ít người biết.
Lý do nên uống trà hoa cúc thường xuyên
Hoa cúc là một loại thảo dược đa tác dụng, được sử dụng như một phương thuốc truyền thống từ hàng ngàn năm để điều trị rất nhiều rối loạn sức khỏe. Loại dược liệu này có thuộc tính chống oxy hóa và...
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của Dền gai
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ