hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Bí quyết chữa bệnh bằng Cỏ Nhọ Nồi trong dân gian

Bí quyết chữa bệnh bằng Cỏ Nhọ Nồi trong dân gian

Bí quyết chữa bệnh bằng Cỏ Nhọ Nồi trong dân gian

Bí quyết chữa bệnh bằng Cỏ Nhọ Nồi trong dân gian

Bí quyết chữa bệnh bằng Cỏ Nhọ Nồi trong dân gian
Bí quyết chữa bệnh bằng Cỏ Nhọ Nồi trong dân gian

Bí quyết chữa bệnh bằng Cỏ Nhọ Nồi trong dân gian

24-09-2019 02:00:14 PM

Ngày nay, mỗi khi bị mắc các bệnh thông thường như sốt cảm cúm, chúng ta thường tìm tới bệnh viện hoặc cửa hàng thuốc tây, gần như là không ai nhắc đến việc bạn nên sử dụng thảo dược để trị bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nam đúng thời điểm, đúng hoàn cảnh lại là một lựa chọn hoàn hảo và tốt cho sức khỏe.

Đôi nét về cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi còn được gọi là cây cỏ mực, tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ Asteraceae. Tên nhọ nồi (hay cỏ mực) là do khi vò nát sẽ thấy nước chảy ra đen như mực hay màu nhọ nồi.

Cỏ nhọ nồi là loại cây thân thảo, mọc hoang ở ven ruộng, bụi rậm… Dân gian thường dùng giã nhuyễn vắt lấy nước uống để hạ sốt, hay nhai nhỏ để cầm máu vết thương nhanh chóng khi đang làm ruộng mà chẳng may bị thương.

Theo Đông y cho rằng, nhọ nồi có tính lạnh, vị chua ngọt, không độc giúp mát huyết, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, cầm máu, làm đen tóc…

Ở Ấn Độ, cỏ nhọ nồi được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh gan và vàng da, chữa đau răng, ăn khó tiêu và làm lành vết thương. Tại Trung Quốc, toàn thân cây cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu, chữa tiểu ra máu, ho ra máu, cải thiện đau lưng. Ngoài ra, cây cỏ nhọ nồi còn được dùng với các mục đích như điều trị sốt xuất huyết, điều trị mụn nhọt và một số bệnh lý khác.

 

Một số công dụng của cỏ nhọ nồi

1. Cầm máu

Cỏ nhọ nồi có chứa tanin (chất làm se) có tác dụng cầm máu khá nhanh. Vì vậy, dân gian thường sử dụng thảo dược này nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn để đắp vào vết thương nhỏ chảy máu. Có thể dùng bột cỏ nhọ nồi rắc vào vết thương.

2. Chữa sốt cao

Từ xa xưa, ông cha ta đã dùng cây nhọ nồi để trị sốt cao, đây là giải pháp trị bệnh cho người bị sốt nhưng khó dùng thuốc kháng sinh, nhất là trẻ nhỏ. Cách đơn giản nhất là lấy cỏ nhọ nồi tươi giã nát, vắt lấy nước cho trẻ uống. Đối với trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên dùng cỏ nhọ nồi giã nát đắp vào nách, bẹn để hỗ trợ hạ sốt.

3. Chữa viêm họng

Nếu bạn bị viêm họng sưng đau thì có thể dùng 20 g cỏ nhọ nồi, 16 g cam thảo đất, 12 g củ rẻ quạt, 16 g kim ngân hoa và 20 g bồ công anh. Mỗi ngày sắc 1 thang. Uống liên tục từ 3 – 5 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.

4. Chữa rong kinh mức độ nhẹ

Cỏ nhọ nồi tươi một nắm rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt uống. Hoặc có thể dùng cỏ mực khô sắc nước uống. Trong trường hợp huyết ra nhiều, ngoài cỏ nhọ nồi, bệnh nhân có thể thêm cây huyết dụ hoặc trắc bá diệp sao đen, sắc uống.

5. Chữa mề đay

Cỏ nhọ nồi, lá dưa chuột, lá khế, rau diếp cá, lá nhài và lá huyết dụ, rửa sạch, giã nát, cho thêm nước và vắt lấy nước uống. Phần bã dùng sát lên vùng da bị nổi mề đay.

6. Trị chứng ăn không ngon, cơ thể suy nhược

Sử dụng cỏ nhọ nồi, cỏ mần trầu, mỗi thứ 100 g cùng với 50 g gừng khô đem thái nhỏ và sao vàng hạ thổ. Cho thêm vào 3 chén nước dừa, đun cạn còn 8 phần. Chia 2 lần, uống trong ngày.

Lưu ý khi dùng cỏ nhọ nồi trị bệnh

  • Người bị Tỳ Vị hư hàn, tiêu chảy, sôi bụng, thì không nên sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai không sử dụng.

Mọi khuyến cáo về sử dụng cây thuốc và liều lượng độc giả nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y trước khi sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất

https://www.dkn.tv/


Mục liên quan

11 bài thuốc bồi bổ cho sức khỏe từ tam thất
Tam thất là dược liệu quý hiếm, vì vậy mà người xưa còn gọi là cây “kim bất hoán” nghĩa là vàng không đổi được. Việc sử dụng đơn giản nhưng rất công hiệu trong phòng và trị nhiều căn bệnh cũng như dưỡng...
Câu đằng, cúc hoa và tác dụng hạ áp
Y học cổ truyền có rất nhiều thảo dược, nhiều loại cây quý có tác dụng hạ áp. Trong đó câu đằng và cúc hoa là 2 loại thảo dược phổ biến và được ứng dụng rất nhiều trong những bài thuốc có tác dụng phòng...
Rau dấp cá làm thuốc
Dấp cá (hay diếp cá) tên thuốc là ngư tinh thảo. Dấp cá dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc. Bộ phận dùng là phần rau mọc trên mặt đất rửa sạch, bỏ gốc, rễ.
Những bài thuốc chữa chứng đau nửa đầu
Đông y cho rằng, chứng đau nửa đầu bệnh lý chủ yếu là não ảnh hưởng tới can, tỳ, thận cùng nhiều tạng phủ khác... Các bài thuốc trị đau nửa đầu dùng theo từng thể bệnh.
Nấm linh chi, vị thuốc tốt bổ khí
Theo y học cổ truyền, linh chi vị nhạt, tính ấm. Quy kinh: tâm, can, phế. Công năng bổ khí, dưỡng huyết, dưỡng tâm an thần, chỉ khái, bình xuyễn. Trị khí huyết bất túc, tâm thần bất an, ho hen, khí suyễn, tỳ vị hư...
Xương rồng tai nhỏ - Món ngon, vị thuốc
Với nhiều người Việt chúng ta, xương rồng là loại cây gai góc, sống trên các vùng đất cát khô cằn xương rồng như nghĩa địa, bờ rào, bãi cát, hay chỉ được trồng làm cây cảnh.
Lá tre – Vị thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả của Đông y
Ngay từ xa xưa, cây tre luôn là người bạn thân thiết của dân Việt với nhiều công dụng như làm nhà hoặc đánh giặc ngoại xâm. Đây cũng là vị thuốc Đông y có công dụng trị bệnh hiệu quả ít người biết.
Lý do nên uống trà hoa cúc thường xuyên
Hoa cúc là một loại thảo dược đa tác dụng, được sử dụng như một phương thuốc truyền thống từ hàng ngàn năm để điều trị rất nhiều rối loạn sức khỏe. Loại dược liệu này có thuộc tính chống oxy hóa và...
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của Dền gai
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả.
Những lưu ý khi sử dụng gừng
Mặc dù có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, thế nhưng nếu không biết sử dụng gừng thì bạn lại vô tình rước thêm nhiều phiền toái cho chính mình. Hãy cùng tìm hiểu các lưu ý quan trọng mà nhiều người dễ bỏ...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ