Câu đằng, cúc hoa và tác dụng hạ áp
Câu đằng, cúc hoa và tác dụng hạ áp
Câu đằng, cúc hoa và tác dụng hạ áp
Câu đằng, cúc hoa và tác dụng hạ áp
Câu đằng, cúc hoa và tác dụng hạ áp
Câu đằng, cúc hoa và tác dụng hạ áp
Câu đằng, cúc hoa và tác dụng hạ áp
Câu đằng và cúc hoa
Câu đằng còn gọi là vuốt lá mỏ, tên khác là dây móc câu, dây dang quéo... Bộ phận dùng làm thuốc của cây câu đằng là đoạn thân có gai ở kẽ lá, cong và cứng như lưỡi câu, thu hái vào mùa hè thu, phơi hoặc sấy khô.
Đông y cho rằng, câu đằng có vị ngọt, chát, tính hàn, vào kinh can và tâm bào, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, trừ phong, bình can, hạ huyết áp. Y học hiện đại đã chứng minh được tác dụng hạ huyết áp của câu đằng là do hoạt chất rhynchophyllin quyết định. Thực nghiệm cho thấy với liều nhỏ rhynchophyllin có tác dụng hưng phấn trung khu hô hấp, đồng thời làm giãn mạch máu ngoại biên làm cho huyết áp hạ xuống rõ rệt. Ngoài ra, câu đằng còn có tác dụng an thần: nước sắc câu đằng và chiết xuất cồn thuốc trên súc vật thực nghiệm đều có tác dụng an thần rõ. Câu đằng còn có tác dụng ức chế cơ trơn của ruột làm dịu cơn co thắt của phế quản. Do đó, trên thực tế điều trị câu đằng thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp như làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh giật, chân tay co quắp, nổi ban, lên sởi, làm thuốc hạ huyết áp dùng điều trị bệnh tăng huyết áp, nhức đầu, hoa mắt. Liều câu đằng thường dùng là 10 - 15g. Trong thang thuốc sắc nên cho sau vì theo kinh nghiệm của cổ nhân thì thuốc sắc lâu ít hiệu lực và thực nghiệm cũng đã chứng minh, câu đằng sắc quá 20 phút thì thành phần hạ áp của thuốc bị phá hủy.
Cúc hoa là vị thuốc dùng hoa của cây cúc. Cúc có rất nhiều loài, Đông y thường dùng 2 loại cúc làm thuốc là cúc hoa trắng (kim cúc) và cúc hoa vàng (hoàng cúc). Cây cúc hoa trắng là thân cây mọc thẳng cao 0,5 - 1,4m, toàn thân có lông trắng mềm, lá mọc so le, cuống dài 1 - 2,5cm, có lông trắng, phiến lá hình trứng hay hơn thuôn, hai đầu tù chia thành 3 - 5 thùy, mép có răng cưa và lượn sóng, mặt dưới nhiều lông màu trắng mốc. Cụm hoa màu trắng hay hơi tía ở phía ngoài, vàng ở giữa, mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Cây cúc hoa vàng cũng mọc thẳng đứng, cao chừng 90cm, phiến lá hình 3 cạnh tròn, thùy xẻ sâu. Cụm hoa hình cầu, đường kính nhỏ hơn loài cúc trắng, hoa trong ngoài đều có màu vàng. Theo các tài liệu cổ, cúc trắng có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn, còn cúc vàng có vị đắng cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, can và thận. Có tác dụng tán phong nhiệt, giáng hỏa, giải độc. Theo dược lý hiện đại, cúc hoa có tác dụng giãn mạch vành, tăng lưu lượng máu ở mạch vành làm giảm thiếu máu cơ tim, hạ huyết áp, hạ nhiệt. Thuốc còn có tác dụng ức chế một số loài vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn và nấm ngoài da. Do đó cúc hoa được ứng dụng để chữa hoa mắt, nhức đầu, cao huyết áp, mắt đỏ đau, nhiều nước mắt, đinh nhọt…Liều dùng từ 4 - 20g, chữa tăng huyết áp có thể dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Một số bài thuốc
Câu đằng và cúc hoa có thể phối hợp với các thuốc khác hoặc phối hợp với nhau trong rất nhiều bài thuốc, đặc biệt trong điều trị tăng huyết áp để đem lại hiệu quả tốt. Một số bài thuốc tiêu biểu điều trị tăng huyết áp có sử dụng 2 vị này trong điều trị gồm:
Kỷ cúc địa hoàng hoàn: thục địa 20g, hoài sơn 16g, bạch linh, trạch tả, đơn bì, sơn thù, cúc hoa, kỷ tử mỗi thứ 12g.
Câu đằng 10g, xuyên khung 5g, quế chi 3g, cam thảo 2g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.
Câu đằng 10g, lá dâu 8g, cúc hoa vàng 8g, hạ khô thảo 8g, thảo quyết minh 8g, sao vàng. Sắc uống chia 2 lần.
Trà cúc hoa điều hòa huyết áp: cúc hoa 10g, trà búp 3g, hãm nước sôi như pha trà uống
Cúc hoa, kim ngân hoa mỗi thứ 6 - 10g, nếu xơ vữa động mạch thêm sơn tra 10g, nếu đầu choáng váng nhiều thêm tang diệp 10g. Tất cả trộn đều pha trà uống mỗi ngày 2 lần.
BS. NGUYỄN NHỊ HƯƠNG TÂN