hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Cây đại bi chữa cảm, đau lưng và nhiều bệnh khác

Cây đại bi chữa cảm, đau lưng và nhiều bệnh khác

Cây đại bi chữa cảm, đau lưng và nhiều bệnh khác

Cây đại bi chữa cảm, đau lưng và nhiều bệnh khác

Cây đại bi chữa cảm, đau lưng và nhiều bệnh khác
Cây đại bi chữa cảm, đau lưng và nhiều bệnh khác

Cây đại bi chữa cảm, đau lưng và nhiều bệnh khác

24-11-2019 09:04:09 AM

Đại bi còn có tên cây Đại ngải, Từ bi xanh, Băng phiến; tiếng Hán gọi Ngải nạp hương hay Đại phong ngải . Tên khoa học: Blumea balsamifera (L.) DC., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

 

Đại bi là cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 1-3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông. Lá mọc so le, phiến lá có lông, mép có răng cưa hay nguyên. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Quả bế có lông. Toàn cây có mùi thơm của Long não.

Cây mọc ở ven rừng thưa, rừng tái sinh, trảng cỏ, ven đường đi, quanh làng bản ở độ cao 100-1.000m. Ra hoa tháng 3-5, có quả tháng 7-8. Cũng được trồng bằng cành hay rễ để lấy lá, cành non và rễ làm thuốc.

Có thể thu hái lá quanh năm, chủ yếu vào mùa hạ. Thu hái toàn cây vào mùa hạ và thu, dùng tươi, hoặc phơi hay sấy khô. Có thể dùng lá non và búp để chưng cất rồi cho thăng hoa thành Mai hoa băng phiến (Long não đại bi), là vị thuốc thông dụng trong Đông y.

Theo GS.Đỗ Tất Lợi, có thể cất Mai hoa băng phiến theo phương pháp thủ công như sau: Dùng nồi chõ trên để một thau nước lạnh, cho lá cành Đại bi đã băm nhỏ vào nồi, thêm nước ngập lá, trát kín chõ và chậu thau.

Đun nhỏ lửa, 3-4 giờ sau, mai hoa băng phiến thăng hoa bám vào đáy chậu, lấy ra cạo bột băng phiến, ép cho kiệt hết tinh dầu rồi tinh chế lại bằng cách trộn bột băng phiến thô (100 phần) với bột tham củi (5 phần), vôi bột (3 phần). Cho vào nồi gang, đặt lên nồi một thau nước lạnh, trát kín, đun nhỏ lửa rồi lấy băng phiến như trên. Hiệu suất mai hoa băng phiến trong lá tươi là 0,3-0,5%.

Theo TS. Võ Văn Chi, phân tích thành phần hóa học cho thấy lá Đại bi chứa 0,2-1,88%, tinh dầu và mai hoa băng phiến. Tinh dầu chứa d-borneol, l-camphor, cineol, limonen, acid palmitic, acid myristic. Còn có sesquiterpen alcol. Thành phần chính của mai hoa băng phiến là borneol; đó là một chất có tinh thể óng ánh và trắng như hoa mai, do đó mà có tên gọi như trên.

Theo Đông y, Ðại bi có vị cay đắng, mùi thơm nóng, tính ấm; có tác dụng khu phong, tiêu sưng, hoạt huyết, tán ứ, giảm đau. Mai hoa băng phiến có vị cay the đắng, mùi thơm nồng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, tán phong hàn, tiêu đờm, sát trùng.

Đại bi thường được dùng trị thấp khớp, đòn ngã tổn thương, sản hậu đau lưng; đau bụng sau khi sinh, đau bụng kinh; cảm mạo, ho, đau dạ dày do lạnh, ỉa chảy. Dùng ngoài chữa vết thương chấn thương, đinh nhọt, viêm mủ da, ngứa da.

Liều dùng 6-12g lá, 15-30g rễ hoặc toàn cây sắc uống. Dùng ngoài lấy lá giã đắp hoặc nấu nước tắm. Có thể làm thuốc ngâm rượu để xoa bóp chỗ đau.

Ðơn thuốc:

1. Chữa cảm mạo, ho, sốt nóng: dùng 6-12g lá Ðại bi nấu nước uống. Có thể nấu nước xông, dùng riêng hay phối hợp với các loại lá khác có tinh dầu lá Sả, lá Bưởi, lá Cam nấu nước xông cho ra mồ hôi. Nếu nhức đầu dùng lá giã đắp ở thái dương.

2. Thấp khớp: dùng rễ Ðại bi, Kê huyết đằng mỗi vị 30g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

3. Ðau bụng kinh: dùng rễ Ðại bi 30g, Ích mẫu 15g, sắc uống. Hoặc dùng Đại bi 30g, trứng gà 2 quả, rượu trắng vừa đủ nấu lấy nước uống.

4. Chữa lòi dom (sa trực tràng): Lá Ðại bi giã nát với lá Câu đằng, đắp lên.

5. Chữa ghẻ: Lá Ðại bi tươi và lá Hồng bì dại, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát lấy nước đặc bôi.

6. Chữa ho: Lá Ðại bi 200g, lá Chanh 50g, rễ Cà gai leo 100g, rễ Thủy xương bồ 100g, củ Sả 100g, Trần bì 50g, tất cả phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước 2 lần để được 700ml dung dịch, lọc, rồi thêm 300ml xi-rô để được 1 lít cao. Ngày uống 40ml, chia làm 2 lần.

7. Chữa bị ngất, hôn mê: Mai hoa băng phiến xát vào chân răng.

8. Chữa bệnh chân răng thối loét: Mai hoa băng phiến và phèn phi với lượng bằng nhau, rắc vào chỗ đau.

9. Sau khi sinh nhức khớp: Đại bi, Xương sông, lượng bằng nhau, sắc lấy nước ngâm rửa chỗ đau. Hoặc dùng lá Đại bi tươi và Xương sông tươi, giã nát rồi chế rượu xào nóng, đắp lên chỗ khớp đau.

10. Sau sinh trúng phong: Đại bi, lá Quất hồng bì, Sả, Ngũ trảo, đều bằng nhau, nấu nước tắm.

https://infonet.vn/


Mục liên quan

11 bài thuốc bồi bổ cho sức khỏe từ tam thất
Tam thất là dược liệu quý hiếm, vì vậy mà người xưa còn gọi là cây “kim bất hoán” nghĩa là vàng không đổi được. Việc sử dụng đơn giản nhưng rất công hiệu trong phòng và trị nhiều căn bệnh cũng như dưỡng...
Câu đằng, cúc hoa và tác dụng hạ áp
Y học cổ truyền có rất nhiều thảo dược, nhiều loại cây quý có tác dụng hạ áp. Trong đó câu đằng và cúc hoa là 2 loại thảo dược phổ biến và được ứng dụng rất nhiều trong những bài thuốc có tác dụng phòng...
Rau dấp cá làm thuốc
Dấp cá (hay diếp cá) tên thuốc là ngư tinh thảo. Dấp cá dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc. Bộ phận dùng là phần rau mọc trên mặt đất rửa sạch, bỏ gốc, rễ.
Những bài thuốc chữa chứng đau nửa đầu
Đông y cho rằng, chứng đau nửa đầu bệnh lý chủ yếu là não ảnh hưởng tới can, tỳ, thận cùng nhiều tạng phủ khác... Các bài thuốc trị đau nửa đầu dùng theo từng thể bệnh.
Nấm linh chi, vị thuốc tốt bổ khí
Theo y học cổ truyền, linh chi vị nhạt, tính ấm. Quy kinh: tâm, can, phế. Công năng bổ khí, dưỡng huyết, dưỡng tâm an thần, chỉ khái, bình xuyễn. Trị khí huyết bất túc, tâm thần bất an, ho hen, khí suyễn, tỳ vị hư...
Bí quyết chữa bệnh bằng Cỏ Nhọ Nồi trong dân gian
Cỏ nhọ nồi được xếp vào danh mục thuốc nam có nhiều tác dụng trị bệnh tuyệt vời, mà giờ đây dường như đang dần bị lãng quên. Bài viết xin giới thiệu tới quý độc giả một số công dụng nổi bật của loại...
Xương rồng tai nhỏ - Món ngon, vị thuốc
Với nhiều người Việt chúng ta, xương rồng là loại cây gai góc, sống trên các vùng đất cát khô cằn xương rồng như nghĩa địa, bờ rào, bãi cát, hay chỉ được trồng làm cây cảnh.
Lá tre – Vị thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả của Đông y
Ngay từ xa xưa, cây tre luôn là người bạn thân thiết của dân Việt với nhiều công dụng như làm nhà hoặc đánh giặc ngoại xâm. Đây cũng là vị thuốc Đông y có công dụng trị bệnh hiệu quả ít người biết.
Lý do nên uống trà hoa cúc thường xuyên
Hoa cúc là một loại thảo dược đa tác dụng, được sử dụng như một phương thuốc truyền thống từ hàng ngàn năm để điều trị rất nhiều rối loạn sức khỏe. Loại dược liệu này có thuộc tính chống oxy hóa và...
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của Dền gai
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ