hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Kinh nghiệm dân gian trị bệnh từ thạch sùng

Kinh nghiệm dân gian trị bệnh từ thạch sùng

Kinh nghiệm dân gian trị bệnh từ thạch sùng

Kinh nghiệm dân gian trị bệnh từ thạch sùng

Kinh nghiệm dân gian trị bệnh từ thạch sùng
Kinh nghiệm dân gian trị bệnh từ thạch sùng

Kinh nghiệm dân gian trị bệnh từ thạch sùng

22-04-2018 06:22:04 AM

Thạch sùng có tên khoa học Hemidaciylus frenatus Schlegel, thuộc họ tắc kè Gekkonidae. Trong Đông y, thạch sùng cũng là vị thuốc trị nhiều bệnh.

Theo dược tính hiện đại, thạch sùng họ tắc kè, có chứa 11,92 - 15,97% chất béo, trong đó có lecitin, lyzolecitin, sphingomyelin, cephlin, cardiolipin, phosphattidyn serin và phosphatidylinontola - một chất giống histamin. Ngoài ra, còn chứa protid và một loại chất có độc. Tài liệu gần đây còn cho biết thạch sùng có tác dụng ức chế hô hấp, tế bào ung thư gan, ức chế trực khuẩn lao và một số loại nấm gây bệnh thường gặp, an thần gây ngủ, chống co giật và chống ung thư máu. Chữa suy nhược thần kinh, lao hạch, cốt tủy viêm, ung thư thực quản, dạ dày. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ thạch sùng:

Theo Đông y, thạch sùng vị mặn, tính hàn, có ít độc, có tác dụng bổ phế thận, ích tinh huyết, chỉ khái định suyễn, khứ phong hoạt lạc, tán kết giải độc, trấn tĩnh giản kính (an thần, chống co giật). Chữa các chứng trúng phong tê liệt, trẻ em kinh phong (co giật), phá thương phong (uốn ván), trẻ em cam tích, tràng nhạc (hạch kết cổ), ho suyễn lâu ngày, khạc ra máu (khái huyết), dương nuy (liệt dương), viêm đa khớp dạng thấp, các chứng đau do thần kinh, ác sang (viêm loét ác tính), nấm da, cước khí…

 

Thạch sùng có tác dụng chỉ khái định suyễn, tán kết giải độc…, là vị thuốc tốt trị hen suyễn, lao hạch…

Thạch sùng có tác dụng chỉ khái định suyễn, tán kết giải độc…, là vị thuốc tốt trị hen suyễn, lao hạch…

 

Chữa lao hạch và hen suyễn: Dùng thạch sùng sấy khô tán thành bột, mỗi ngày uống nửa phân với rượu hoặc dùng thạch sùng 2 con, hạ khô thảo 6g sấy khô tán bột chia uống 2 lần trong ngày với rượu vàng kết hợp với dùng thạch sùng sao tồn tính, tán lấy bột hòa với dầu vừng bôi lên hạch bị tổn thương.

Chữa ung sang đau nhiều: thạch sùng trộn với dầu vừng bôi lên tổn thương.

Chữa chứng tay chân tê bại: thạch sùng (sao vàng), trần bì mỗi vị 20g; nhũ hương, một dược và cam thảo mỗi vị 10g. Tất cả tán thành bột, uống mỗi ngày 12g.

Hoặc: thạch sùng 2 con, địa long 15g, toàn yết (bọ cạp) 9g, ngưu tất 25g. Tất cả sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.

Chữa co giật mạn tính (kinh phong): thạch sùng dùng 1 con sấy khô giòn, tán bột uống với nước sắc bạc hà cùng một chút ít chu sa và xạ hương, kết hợp uống đơn sắc Nhị trần thang.

Chữa viêm đa khớp dạng thấp: thạch sùng 10g, ngô công (con rết) 10g, bạch chỉ 20g. Tất cả đem sấy khô, tán bột, uống ngày 2 lần, mỗi lần 4g.

Chữa nấm da: thạch sùng 5 con và ngô công 5 con đem ngâm với rượu cao độ lấy dịch chiết bôi lên tổn thương;

Chữa cước khí lở ngứa ở chân: thạch sùng đem ngâm với 200ml cồn 90% khoảng 1 tuần, lấy dịch chiết bôi vào tổn thương.

Chữa chứng lao hạch: thạch sùng sấy khô tán bột mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-10g với rượu.

Chữa đau nhức xương cốt: thạch sùng phơi khô, cúc hoa vàng, địa cốt bì, thanh cao mỗi vị 12-15g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Minh Phúc-Suckhoedoisong.vn

 
 

Mục liên quan

11 bài thuốc bồi bổ cho sức khỏe từ tam thất
Tam thất là dược liệu quý hiếm, vì vậy mà người xưa còn gọi là cây “kim bất hoán” nghĩa là vàng không đổi được. Việc sử dụng đơn giản nhưng rất công hiệu trong phòng và trị nhiều căn bệnh cũng như dưỡng...
Câu đằng, cúc hoa và tác dụng hạ áp
Y học cổ truyền có rất nhiều thảo dược, nhiều loại cây quý có tác dụng hạ áp. Trong đó câu đằng và cúc hoa là 2 loại thảo dược phổ biến và được ứng dụng rất nhiều trong những bài thuốc có tác dụng phòng...
Rau dấp cá làm thuốc
Dấp cá (hay diếp cá) tên thuốc là ngư tinh thảo. Dấp cá dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc. Bộ phận dùng là phần rau mọc trên mặt đất rửa sạch, bỏ gốc, rễ.
Những bài thuốc chữa chứng đau nửa đầu
Đông y cho rằng, chứng đau nửa đầu bệnh lý chủ yếu là não ảnh hưởng tới can, tỳ, thận cùng nhiều tạng phủ khác... Các bài thuốc trị đau nửa đầu dùng theo từng thể bệnh.
Nấm linh chi, vị thuốc tốt bổ khí
Theo y học cổ truyền, linh chi vị nhạt, tính ấm. Quy kinh: tâm, can, phế. Công năng bổ khí, dưỡng huyết, dưỡng tâm an thần, chỉ khái, bình xuyễn. Trị khí huyết bất túc, tâm thần bất an, ho hen, khí suyễn, tỳ vị hư...
Bí quyết chữa bệnh bằng Cỏ Nhọ Nồi trong dân gian
Cỏ nhọ nồi được xếp vào danh mục thuốc nam có nhiều tác dụng trị bệnh tuyệt vời, mà giờ đây dường như đang dần bị lãng quên. Bài viết xin giới thiệu tới quý độc giả một số công dụng nổi bật của loại...
Xương rồng tai nhỏ - Món ngon, vị thuốc
Với nhiều người Việt chúng ta, xương rồng là loại cây gai góc, sống trên các vùng đất cát khô cằn xương rồng như nghĩa địa, bờ rào, bãi cát, hay chỉ được trồng làm cây cảnh.
Lá tre – Vị thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả của Đông y
Ngay từ xa xưa, cây tre luôn là người bạn thân thiết của dân Việt với nhiều công dụng như làm nhà hoặc đánh giặc ngoại xâm. Đây cũng là vị thuốc Đông y có công dụng trị bệnh hiệu quả ít người biết.
Lý do nên uống trà hoa cúc thường xuyên
Hoa cúc là một loại thảo dược đa tác dụng, được sử dụng như một phương thuốc truyền thống từ hàng ngàn năm để điều trị rất nhiều rối loạn sức khỏe. Loại dược liệu này có thuộc tính chống oxy hóa và...
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của Dền gai
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ