hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Người già tiểu đêm nhiều cần bổ thận?

Người già tiểu đêm nhiều cần bổ thận?

Người già tiểu đêm nhiều cần bổ thận?

Người già tiểu đêm nhiều cần bổ thận?

Người già tiểu đêm nhiều cần bổ thận?
Người già tiểu đêm nhiều cần bổ thận?

Người già tiểu đêm nhiều cần bổ thận?

01-04-2018 07:43:38 PM

Bàng quang khí hóa là do thận dương điều chỉnh, thận dương suy sẽ ảnh hưởng đến bàng quang khí hóa bình thường. Nói vậy, tại sao ban ngày không tiểu nhiều, mà ban đêm lại tiểu nhiều?

Đặc điểm của người già tiểu đêm nhiều là số lần đi tiểu ban ngày không nhiều, lượng cũng không nhiều, nhưng sau khi ngủ phải dậy nhiều lần để tiểu tiện, hằng đêm ít là 2 - 3 lần, nhiều 4 - 5 lần, 7 - 8 lần… Việc này tuy không đau đớn, nhưng ảnh hưởng giấc ngủ nghiêm trọng.

Y học hiện đại cho rằng có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều, do sinh lý: có thói quen uống nhiều nước, trà đậm, cà phê hoặc thuốc lợi tiểu trước khi ngủ…; do thần kinh: người rối loạn thần kinh hoặc căng thẳng (stress), khi bàng quang hơi căng phồng (ít hơn 300ml) lại có ý muốn tiểu, dẫn đến số lần bài niệu trong đêm gia tăng, thậm chí tạo thành thói quen tiểu đêm; do bệnh lý: rối loạn chức năng tim, thận, viêm thận. Đặc biệt là tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, vì xơ hóa tiểu động mạch thận, chức năng đào thải thận suy thoái, rất dễ xảy ra tiểu đêm nhiều.

Người già tiểu đêm nhiều cần bổ thận?

Cây hoàng kỳ

Người già tiểu đêm nhiều cần bổ thận?Hoàng kỳ

 

Thực tế, nếu do sinh lý chỉ cần thay đổi thói quen uống nước, do thần kinh chỉ cần loại bỏ trạng thái căng thẳng thì giải quyết được vấn đề. Do bệnh lý thì Tây y cho rằng do tiểu động mạch thận xơ hóa, chức năng đào thải suy giảm mà dẫn đến tiểu đêm nhiều, nhưng tại sao ban ngày lại không tiểu nhiều? Xem ra vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây tiểu đêm nhiều.

Đông y cho rằng, ban ngày thuộc dương, dương khí thịnh, thận dương tuy suy yếu nhưng có dương khí của tự nhiên “chống đỡ”, chứng hư suy không đến nỗi biểu hiện rõ. Thế nhưng, ban đêm thuộc âm, âm khí thịnh, không những không đạt tác dụng “chống đỡ”, trái lại âm hàn ban đêm quá thịnh mà gây tiêu hao dương khí cơ thể. Thận âm vốn bất túc, lại chịu ảnh hưởng của âm hàn ban đêm rồi gây ra hư suy, dẫn đến thận dương không đạt tác dụng “ôn ấm”, làm cho bàng quang khí hóa không bình thường tạo ra tiểu đêm nhiều.

Điều quan trọng hơn, căn cứ theo lý luận Đông y, việc chữa bằng thuốc, hoặc ăn uống, đều có hiệu quả tốt. Kiến nghị người có triệu chứng nặng hơn trước tiên dùng thuốc, hoặc thuốc và món ăn dùng chung. Bài thuốc như sau:

Hoàng kỳ 30g, sơn thù 10g, thục địa 15g, ngũ bội tử 10g, ngũ vị tử 6g, bạch quả 15g, tang phiêu tiêu 30g, khiếm thực 30g, kim anh tử 30g, đào nhân 10g, nhục quế 10g (bỏ sau). Sắc uống, ngày 1 thang.

Người già tiểu đêm nhiều cần bổ thận?Sơn thù

Có thể chọn một trong những món ăn dưới đây cùng có tác dụng ôn bổ thận dương:

 

Thịt cầy 1kg, nhục quế 20g. Cùng cho vào nồi, đổ nước ninh đến khi thịt nhừ, vớt ra. Bắc chảo lên bếp, cho vào thịt cầy, thêm muối, đường, rượu vang, hành, gừng, nước tương, hồ tiêu vừa đủ, rồi cho vào trở lại nước canh, ninh đến khi thấm vị thì hoàn tất. Dùng ăn vài ngày.

Thịt cầy 250g, thịt rùa 250g. Cùng hầm nhừ, sau khi nêm gia vị thì dùng canh ăn thịt. Dùng vài ngày.

Thịt rùa 250g, thịt gà giò trống 250g. Cùng hầm nhừ, sau khi nêm gia vị thì dùng canh ăn thịt. Dùng vài ngày.

Ruột gà trống vừa đủ. Ruột gà bổ ra, rửa sạch, sấy khô, tán mịn, sử dụng dần. Mỗi lần 10g, uống với nước ấm, ngày 2 lần, dùng liền 7 - 10 ngày.

Ba kích 15g, ruột gà 2 bộ. Ruột gà bổ ra, rửa sạch, cùng ba kích thêm nước nấu chung, cho đến khi ruột gà nhừ, nêm gia vị thì dùng canh ăn thịt. Dùng 2 lần hết trong ngày.

Tiểu hồi vừa đủ, nếp vừa đủ. tiểu hồi dùng muối rang, tán bột mịn, sử dụng dần. Nếp đồ thành xôi, ăn kèm với bột Tiểu hồi. Hằng ngày dùng khoảng 50g xôi.

Bàng quang heo 1 cái, bổ cốt chí 10g, ngũ vị tử 10g, nhục đậu khấu 10g, sơn thù 10g. Tất cả các vị thuốc bỏ vào bàng quang heo đã rửa sạch, dùng chỉ khâu kín miệng, cho vào nồi, thêm nước nấu khoảng 1 - 2 giờ kể từ lúc sôi, vớt ra, loại bỏ bã thuốc, thái lát thì dùng.

Đại táo 3 quả, hằng đêm ăn sống lúc 20 giờ, thì 21 giờ đi ngủ (sau khi ăn nếu miệng khát cũng không uống nước). Dùng liền 1 tháng. Trong thời gian ăn táo, kiêng dùng thức ăn mang tính kích thích.

 

DS.LY. BÀNG CẨM-Suckhoedoisong.vn

 


Mục liên quan

11 bài thuốc bồi bổ cho sức khỏe từ tam thất
Tam thất là dược liệu quý hiếm, vì vậy mà người xưa còn gọi là cây “kim bất hoán” nghĩa là vàng không đổi được. Việc sử dụng đơn giản nhưng rất công hiệu trong phòng và trị nhiều căn bệnh cũng như dưỡng...
Câu đằng, cúc hoa và tác dụng hạ áp
Y học cổ truyền có rất nhiều thảo dược, nhiều loại cây quý có tác dụng hạ áp. Trong đó câu đằng và cúc hoa là 2 loại thảo dược phổ biến và được ứng dụng rất nhiều trong những bài thuốc có tác dụng phòng...
Rau dấp cá làm thuốc
Dấp cá (hay diếp cá) tên thuốc là ngư tinh thảo. Dấp cá dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc. Bộ phận dùng là phần rau mọc trên mặt đất rửa sạch, bỏ gốc, rễ.
Những bài thuốc chữa chứng đau nửa đầu
Đông y cho rằng, chứng đau nửa đầu bệnh lý chủ yếu là não ảnh hưởng tới can, tỳ, thận cùng nhiều tạng phủ khác... Các bài thuốc trị đau nửa đầu dùng theo từng thể bệnh.
Nấm linh chi, vị thuốc tốt bổ khí
Theo y học cổ truyền, linh chi vị nhạt, tính ấm. Quy kinh: tâm, can, phế. Công năng bổ khí, dưỡng huyết, dưỡng tâm an thần, chỉ khái, bình xuyễn. Trị khí huyết bất túc, tâm thần bất an, ho hen, khí suyễn, tỳ vị hư...
Bí quyết chữa bệnh bằng Cỏ Nhọ Nồi trong dân gian
Cỏ nhọ nồi được xếp vào danh mục thuốc nam có nhiều tác dụng trị bệnh tuyệt vời, mà giờ đây dường như đang dần bị lãng quên. Bài viết xin giới thiệu tới quý độc giả một số công dụng nổi bật của loại...
Xương rồng tai nhỏ - Món ngon, vị thuốc
Với nhiều người Việt chúng ta, xương rồng là loại cây gai góc, sống trên các vùng đất cát khô cằn xương rồng như nghĩa địa, bờ rào, bãi cát, hay chỉ được trồng làm cây cảnh.
Lá tre – Vị thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả của Đông y
Ngay từ xa xưa, cây tre luôn là người bạn thân thiết của dân Việt với nhiều công dụng như làm nhà hoặc đánh giặc ngoại xâm. Đây cũng là vị thuốc Đông y có công dụng trị bệnh hiệu quả ít người biết.
Lý do nên uống trà hoa cúc thường xuyên
Hoa cúc là một loại thảo dược đa tác dụng, được sử dụng như một phương thuốc truyền thống từ hàng ngàn năm để điều trị rất nhiều rối loạn sức khỏe. Loại dược liệu này có thuộc tính chống oxy hóa và...
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của Dền gai
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ