hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Những lợi ích cho sức khoẻ của Cam thảo và lưu ý khi dùng

Những lợi ích cho sức khoẻ của Cam thảo và lưu ý khi dùng

Những lợi ích cho sức khoẻ của Cam thảo và lưu ý khi dùng

Những lợi ích cho sức khoẻ của Cam thảo và lưu ý khi dùng

Những lợi ích cho sức khoẻ của Cam thảo và lưu ý khi dùng
Những lợi ích cho sức khoẻ của Cam thảo và lưu ý khi dùng

Những lợi ích cho sức khoẻ của Cam thảo và lưu ý khi dùng

03-11-2018 09:50:21 AM

Lịch sử của Cam thảo

Từ ‘Cam thảo’ đề cập đến rễ của một loài thực vật có tên khoa học là Glycyrrhiza glabra, là cây thân thảo có nguồn gốc từ châu Âu và châu Á.

Người Ai Cập thời xưa đã rất yêu thích rễ cây Cam thảo. Họ dùng nó như một loại trà có thể điều trị bách bệnh. Sau đó, cam thảo được du nhập vào Trung Quốc và nhanh chóng trở thành loài thảo dược quan trọng trong Y học truyền thống của Trung Hoa.

Cam thảo có vị cay, tính ấm, là thảo dược quan trọng trogn nền Y học cổ truyền. (Ảnh: naturalmentesaudavel.net)

Hiện nay, trên thị trường có hai loại chế phẩm Cam thảo: Có chứa glycyrrhizin và không chứa glycyrrhizin (DGL). Dưới đây là một số lợi ích có được từ Cam thảo:

Làm dịu cơn đau dạ dày

Cam thảo được dùng để làm dịu các vấn đề về tiêu hoá. Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, loét dạ dày, ợ nóng, chiết xuất từ rễ Cam thảo có thể tăng tốc độ sửa chữa niêm mạc dạ dày và khôi phục lại sự cân bằng. Có được điều này là do đặc tính chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch của axit glycyrrhizic.

Một nghiên cứu cho thấy rằng axit glycyrrhizic có thể ngăn chặn vi khuẩn độc hại H. pylori phát triển. Ngoài ra còn có nghiên cứu cho thấy những người bị bệnh loét dạ dày tá tràng, ợ nóng hoặc viêm dạ dày đã cải thiện các triệu chứng khi dùng DGL (Sử dụng cam thảo không chứa ít DGL là hình thức an toàn hơn khi được chỉ định sử dụng lâu dài).

Làm sạch hệ hô hấp của bạn

Cảm thảo được khuyến cáo dùng để điều trị các vấn đề về hô hấp. Dùng Cam thảo như một chất bổ sung đường uống có thể giúp cơ thể sản xuất ra chất nhầy. Việc tăng sản xuất ‘đờm’ dường như là phản ngược lại với hệ thống phế quản khoẻ mạnh. Tuy nhiên, điều tưởng như đối nghịch này lại là đúng. Việc sản xuất chất nhầy lành mạnh và sạch sẽ giữ cho chức năng hệ thống hô hấp không bị niêm dịch dính cũ làm tắc nghẽn lại.

Giảm căng thẳng

Theo thời gian, căng thẳng có thể khiến tuyến thượng thận kiệt sức bằng cách liên tục sản sinh ra adrenaline và cortisol. Chiết xuất rễ cam thảo có thể kích thích tuyến thượng thận, thúc đẩy mức cortisol có lợi trong cơ thể.

Cảm thảo giúp giảm căng thẳng làm sạch hệ hô hấp. (Ảnh: chekad.tv)

Hỗ trợ điều trị ung thư

Một số nghiên cứu cho rằng, Cam thảo có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư vú và tuyến tiền liệt. Và một số thực nghiệm ở Trung Quốc cũng kết hợp nó vào điều trị ung thư. Tuy nhiên cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) chưa phê duyệt các phương pháp điều trị như vậy ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, các nghiên cứu về lĩnh vực này đang diễn ra.

Bảo vệ làn da và răng

Gel bôi tại chỗ có chứa Cam thảo được khuyến cáo để điều trị bệnh chàm. Vị thuốc này được sử dụng trong da liễu vì tính kháng khuẩn tương đối tốt. Cũng vì lý do này, các chuyên gia y tế đề nghị áp dụng Cam thảo trong điều trị sâu răng để tiêu diệt vi khuẩn.

Liều lượng và hình thức sử dụng

Chiết xuất chất lỏng

Chiết xuất cam thảo dạng lỏng là hình thức phổ biến nhất của cam thảo. Nó được sử dụng như chất ngọt thương mại trong kẹo ngọt và đồ uống. Chiết xuất chiết xuất từ cam thảo của một cá nhân không được vượt quá 30 mg axit glycyrrhizic/mL. Dùng nhiều hơn có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Dạng bột

Bột Cam thảo có thể kết hợp với chất gel để trở thành một thuốc mỡ bôi ngoài da. Ở dạng bột, Cam thảo đặc biệt hữu ích trong việc điều trị bệnh chàm và mụn trứng cá. Cũng có thể dùng bột uống hàng ngày. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo liều lượng cam thảo là dưới 75 mg mỗi ngày.

Trà cam thảo

Lá của cây cam thảo phơi khô và vò nát làm trà cũng được dùng phổ biến. Trà được dùng để thúc đẩy quá trình tiêu hoá, làm sạch đường hô hấp và sức khoẻ tuyến thượng thận. Không nên dùng quá 230g mỗi ngày.

Trà Cam thảo có tác dụng lợi tiêu hoá. (Ảnh: teedose.de)

Dạng DGL

Dạng DGL là cam thảo được loại bỏ bớt glycyrrhizin, đó là một hình thức an toàn hơn. DGL không chứa quá 2% glycyrrhizin. Hình thức này được khuyến cáo dùng cho các triệu chứng đường tiêu hóa khi cần uống lâu dài.

DGL có sẵn trong viên nhai, viên nang, trà và bột. Tiêu thụ không quá 5 gram DGL mỗi ngày.

Tác dụng phụ có thể gặp

  • Uống quá nhiều Cam thảo có thể làm giảm kali trong cơ thể, gây yếu cơ. Tình trạng này được gọi là hạ kali máu.
  • Theo một số nghiên cứu, những người dùng quá nhiều Cam thảo liên tục trong khoảng thời gian 2 tuần có khả năng giữ nước gây phù và bất thường về chuyển hoá. Nó có thể gây tăng huyết áp và thay đổi nhịp tim. Cần dùng Cảm thảo theo chỉ định của bác sĩ của bạn.

Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyên nên tránh dùng cam thảo dưới mọi hình thức. Những người bị tăng huyết áp cũng không nên dùng.

Theo Healthline
Mộc Chi biên dịch_https://www.dkn.tv/


Mục liên quan

11 bài thuốc bồi bổ cho sức khỏe từ tam thất
Tam thất là dược liệu quý hiếm, vì vậy mà người xưa còn gọi là cây “kim bất hoán” nghĩa là vàng không đổi được. Việc sử dụng đơn giản nhưng rất công hiệu trong phòng và trị nhiều căn bệnh cũng như dưỡng...
Câu đằng, cúc hoa và tác dụng hạ áp
Y học cổ truyền có rất nhiều thảo dược, nhiều loại cây quý có tác dụng hạ áp. Trong đó câu đằng và cúc hoa là 2 loại thảo dược phổ biến và được ứng dụng rất nhiều trong những bài thuốc có tác dụng phòng...
Rau dấp cá làm thuốc
Dấp cá (hay diếp cá) tên thuốc là ngư tinh thảo. Dấp cá dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc. Bộ phận dùng là phần rau mọc trên mặt đất rửa sạch, bỏ gốc, rễ.
Những bài thuốc chữa chứng đau nửa đầu
Đông y cho rằng, chứng đau nửa đầu bệnh lý chủ yếu là não ảnh hưởng tới can, tỳ, thận cùng nhiều tạng phủ khác... Các bài thuốc trị đau nửa đầu dùng theo từng thể bệnh.
Nấm linh chi, vị thuốc tốt bổ khí
Theo y học cổ truyền, linh chi vị nhạt, tính ấm. Quy kinh: tâm, can, phế. Công năng bổ khí, dưỡng huyết, dưỡng tâm an thần, chỉ khái, bình xuyễn. Trị khí huyết bất túc, tâm thần bất an, ho hen, khí suyễn, tỳ vị hư...
Bí quyết chữa bệnh bằng Cỏ Nhọ Nồi trong dân gian
Cỏ nhọ nồi được xếp vào danh mục thuốc nam có nhiều tác dụng trị bệnh tuyệt vời, mà giờ đây dường như đang dần bị lãng quên. Bài viết xin giới thiệu tới quý độc giả một số công dụng nổi bật của loại...
Xương rồng tai nhỏ - Món ngon, vị thuốc
Với nhiều người Việt chúng ta, xương rồng là loại cây gai góc, sống trên các vùng đất cát khô cằn xương rồng như nghĩa địa, bờ rào, bãi cát, hay chỉ được trồng làm cây cảnh.
Lá tre – Vị thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả của Đông y
Ngay từ xa xưa, cây tre luôn là người bạn thân thiết của dân Việt với nhiều công dụng như làm nhà hoặc đánh giặc ngoại xâm. Đây cũng là vị thuốc Đông y có công dụng trị bệnh hiệu quả ít người biết.
Lý do nên uống trà hoa cúc thường xuyên
Hoa cúc là một loại thảo dược đa tác dụng, được sử dụng như một phương thuốc truyền thống từ hàng ngàn năm để điều trị rất nhiều rối loạn sức khỏe. Loại dược liệu này có thuộc tính chống oxy hóa và...
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của Dền gai
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ