hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Những lưu ý khi sử dụng gừng

Những lưu ý khi sử dụng gừng

Những lưu ý khi sử dụng gừng

Những lưu ý khi sử dụng gừng

Những lưu ý khi sử dụng gừng
Những lưu ý khi sử dụng gừng

Những lưu ý khi sử dụng gừng

22-11-2019 02:17:13 PM

Ăn nhiều gừng ảnh hưởng đến tiêu hóa

Ăn nhiều gừng sẽ gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy. Đấy là những tác dụng phụ khi ăn liêu lượng lớn. Theo kết luận của Trung tâm Y tế, Đại học Maryland (Hoa Kỳ), ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.

Nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn gừng tươi, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng bệnh viêm ruột hoặc tắc nghẽn đường ruột.


Ảnh hưởng đến thai nhi

Mặc dù gừng đôi khi được dùng để điều trị tình trạng ốm nghén, nhưng ăn quá nhiều lại có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác, theo Trung tâm Y tế MayoClinic (Mỹ). Tiêu thụ gừng với liều lượng lớn có thể ảnh hưởng đến hormone giới tính của em bé hoặc gây sẩy thai, chảy máu khi manng thai. 

Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng gừng nếu đang mang thai.

Nguy cơ chảy máu

Gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu vì vậy nếu bạn có tiền sử rối loạn chảy máu thì bạn nên tránh ăn bổ sung nhiều gừng dù ở bất kì dạng nào. Gừng cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn, nên có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường hay hạ đường huyết. Ăn nhiều gừng có thể làm cho một số nguy cơ bệnh tim nặng hơn.

Một số mẹo vặt khi sử dụng gừng:

1. Không nên gọt vỏ

Theo Đông y, gừng có tính lạnh giúp tăng khí, chữa bệnh. Tính lạnh của gừng nằm chủ yếu ở vỏ gừng. Vì vậy, nếu bỏ vỏ gừng khi dùng thì tức là đã loại bỏ dược tính của gừng, làm biến đổi cả mùi vị của nó, khiến cho gừng từ tính lạnh biến thành tính nóng. Vì vậy khi sử dụng, bạn nên rửa sạch và để cả vỏ gừng.

2. Không ăn gừng tươi đã bị dập, mọc mầm

Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, có thể làm thay đổi tính chất của gừng, hoại tử tế bào gan và dễ dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.

3. Không ăn gừng vào buổi tối

Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu. Chất gingerose trong gừng cũng có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa.
Từ buổi tối, về đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát. Lúc này nếu ăn gừng sẽ khích lệ cho dương khí bốc lên. Do đó, nếu ăn gừng buổi tối sẽ làm ảnh hưởng đến quy luật sinh lí, không tốt cho sức khỏe.

4. Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).

5. Người đang bị chảy máu không nên dùng gừng

Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.

Ngoài ra, không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.

Gừng khó bảo quản, của gừng làm thực phẩm thì thường thu hoạch non, nhưng nếu để làm thuốc thì phải thu hoạch củ gừng già (có xơ)


Mục liên quan

11 bài thuốc bồi bổ cho sức khỏe từ tam thất
Tam thất là dược liệu quý hiếm, vì vậy mà người xưa còn gọi là cây “kim bất hoán” nghĩa là vàng không đổi được. Việc sử dụng đơn giản nhưng rất công hiệu trong phòng và trị nhiều căn bệnh cũng như dưỡng...
Câu đằng, cúc hoa và tác dụng hạ áp
Y học cổ truyền có rất nhiều thảo dược, nhiều loại cây quý có tác dụng hạ áp. Trong đó câu đằng và cúc hoa là 2 loại thảo dược phổ biến và được ứng dụng rất nhiều trong những bài thuốc có tác dụng phòng...
Rau dấp cá làm thuốc
Dấp cá (hay diếp cá) tên thuốc là ngư tinh thảo. Dấp cá dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc. Bộ phận dùng là phần rau mọc trên mặt đất rửa sạch, bỏ gốc, rễ.
Những bài thuốc chữa chứng đau nửa đầu
Đông y cho rằng, chứng đau nửa đầu bệnh lý chủ yếu là não ảnh hưởng tới can, tỳ, thận cùng nhiều tạng phủ khác... Các bài thuốc trị đau nửa đầu dùng theo từng thể bệnh.
Nấm linh chi, vị thuốc tốt bổ khí
Theo y học cổ truyền, linh chi vị nhạt, tính ấm. Quy kinh: tâm, can, phế. Công năng bổ khí, dưỡng huyết, dưỡng tâm an thần, chỉ khái, bình xuyễn. Trị khí huyết bất túc, tâm thần bất an, ho hen, khí suyễn, tỳ vị hư...
Bí quyết chữa bệnh bằng Cỏ Nhọ Nồi trong dân gian
Cỏ nhọ nồi được xếp vào danh mục thuốc nam có nhiều tác dụng trị bệnh tuyệt vời, mà giờ đây dường như đang dần bị lãng quên. Bài viết xin giới thiệu tới quý độc giả một số công dụng nổi bật của loại...
Xương rồng tai nhỏ - Món ngon, vị thuốc
Với nhiều người Việt chúng ta, xương rồng là loại cây gai góc, sống trên các vùng đất cát khô cằn xương rồng như nghĩa địa, bờ rào, bãi cát, hay chỉ được trồng làm cây cảnh.
Lá tre – Vị thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả của Đông y
Ngay từ xa xưa, cây tre luôn là người bạn thân thiết của dân Việt với nhiều công dụng như làm nhà hoặc đánh giặc ngoại xâm. Đây cũng là vị thuốc Đông y có công dụng trị bệnh hiệu quả ít người biết.
Lý do nên uống trà hoa cúc thường xuyên
Hoa cúc là một loại thảo dược đa tác dụng, được sử dụng như một phương thuốc truyền thống từ hàng ngàn năm để điều trị rất nhiều rối loạn sức khỏe. Loại dược liệu này có thuộc tính chống oxy hóa và...
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của Dền gai
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ