hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Bệnh do virut Herpes: Chữa trị thế nào?

Bệnh do virut Herpes: Chữa trị thế nào?

Bệnh do virut Herpes: Chữa trị thế nào?

Bệnh do virut Herpes: Chữa trị thế nào?

Bệnh do virut Herpes: Chữa trị thế nào?
Bệnh do virut Herpes: Chữa trị thế nào?

Bệnh do virut Herpes: Chữa trị thế nào?

01-08-2017 10:00:27 AM

Nguy cơ và biểu hiện bệnh

Điều kiện thuận lợi để virut xâm nhập gây bệnh thường là: tổn thương ở môi (khô, nứt môi, chấn thương...), chấn thương răng - miệng (nhổ, trám răng...), sốt, cảm cúm, các bệnh nhiễm trùng (như viêm đường hô hấp trên...), kinh nguyệt, có thai, suy nhược cơ thể, căng thẳng tinh thần, chấn thương thể chất, giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch (AIDS, ung thư...). Bệnh thường biểu hiện với các dấu hiệu đau, bỏng rát, ngứa hoặc tê nhẹ vùng da trước khi nổi mụn nước, sau đó nổi mụn nước thành chùm trên nền da đỏ.

Vị trí thường gặp: quanh môi, vùng quy đầu, bao quy đầu, môi lớn, môi bé và vùng da xung quanh sinh dục. Chúng thường tiến triển thành mụn mủ hoặc loét và phủ vảy tiết lên trên. Bệnh nhiễm thứ phát thường xuất hiện lại tại vị trí cũ hoặc gần đó.

Nhiễm HSV ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (AIDS, đang dùng corticoid kéo dài...) mụn nước lớn hơn hoặc loét hoại tử, lan rộng và tổn thương có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể.

 

Herpes môi

Một số hình ảnh tổn thương do virut Herpes simplex.

Ðiều trị thế nào?

HSV là bệnh tự giới hạn. Tuy nhiên, nên dùng một đợt thuốc kháng virut để giảm bớt triệu chứng, ngăn ngừa lan tỏa và lây lan. Sử dụng tốt nhất vào thời điểm khởi phát.

Hiện có 3 loại thuốc được chấp nhận dùng điều trị nhiễm Herpes là: aciclovir, valaciclovir và famciclovir. Tùy giai đoạn bệnh mà liều lượng và số ngày dùng thuốc sẽ khác nhau.

Ngoài ra, thuốc bôi acyclovir dạng ống 5g có hoạt tính chống HSV gây bệnh ở người. Cần bôi thuốc càng sớm càng tốt khi bắt đầu có các triệu chứng báo hiệu hoặc khi xuất hiện các thương tổn đầu tiên. Không bôi thuốc vào niêm mạc mắt.

Dùng toàn thân: acyclovir; valaciclovir; famciclovir, isopreinosine. Nếu có bội nhiễm (có sốt, xét nghiệm bạch cầu tăng, nhuộm soi dịch tiết có vi khuẩn...) thì uống hoặc tiêm kháng sinh kết hợp với thuốc kháng virut. Nếu tổn thương đau nhiều thì nên kết hợp với thuốc giảm đau.

Dùng tại chỗ: mỡ acyclovir 5% hoặc kem penciclovir 1% bôi 5 lần/ngày. Docosanol kem 10% bôi 5 lần/ngày cho đến khi lành đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.

Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán Herpes sơ phát cần được cho thuốc uống càng sớm càng tốt và tư vấn về nguy cơ tái phát, cách làm giảm tái phát. Mục đích của trị liệu thuốc chống virut để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng; đề phòng các di chứng và HSV tái hoạt tính. Thầy thuốc không chỉ điều trị triệu chứng bệnh mà còn quan tâm đến những ảnh hưởng tâm lý.

Phòng ngừa lây nhiễm

Herpes rất dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp khi vẫn còn các sang thương, vì vậy, cần lưu ý những điều sau:

Không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của mình vào người khác như: hôn hít, sờ, chạm, quan hệ tình dục...

Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly uống nước, chén-đũa-muỗng, son môi, phấn trang điểm và “khăn ướp lạnh”...

Rửa tay sau khi thoa thuốc.

Không sờ lên mắt. Không dùng nước miếng để làm ướt kính sát tròng.

Cẩn thận khi trang điểm và tẩy trang. Không nên cố gắng dùng cream hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp hay vết lở vì sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Vết lở sẽ không còn gây lây nhiễm khi đã lành hoàn toàn và vùng da bị ảnh hưởng đã trở về bình thường.

(BSCKI. Hoa Tấn Dũng - Theo Sức Khỏe Đời Sống)


Mục liên quan

Các trường hợp tai biến sau tiêm chủng không phải do chất lượng vắc xin
Ngày 26.10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết các trường hợp tai biến sau khi tiêm chủng vắc xin không phải là do chất lượng mà đa số là do đặc tính cố hữu của vắc xin.
Omega-3 và vitamin D không giúp ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim
Một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho biết, bổ sung omega-3 (dầu cá), vitamin D không giúp ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim (hay A-fib: Rung tâm nhĩ).
Những loại thuốc không bao giờ được uống chung với nhau
Nếu đang dùng một trong những loại thuốc theo toa sau, bạn nên cẩn thận khi dùng chung với một số chất bổ sung để tránh các tác hại, theo Reader’s digest Canada.
Cách ăn để ngừa và làm chậm xơ gan
Gan đóng một vai trò quan trọng trong bộ máy chuyển hoá của cơ thể bao gồm giải độc các chất có hại, làm sạch máu và sản xuất các chất dinh dưỡng quan trọng.
Cảnh báo loại thuốc kháng sinh có thể gây phình động mạch chủ
Cảnh báo được đưa ra bởi Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) sau khi một nghiên cứu mới đây được công bố, theo đó lợi ích của thuốc kháng sinh fluoroquinolone có thể không bù đắp được nguy cơ mà...
Những thực phẩm giúp phòng tránh bệnh mạch vành
Những loại thực phẩm, món ăn dưới đây sẽ giúp phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giúp trái tim khỏe mạnh.
TGA: Cảnh báo về Viên Germany Black Ant 2000mg (Zhansheng Weige Chaoyue Xilishi)
TGA đã kiểm nghiệm một mẫu sản phẩm Germany Black Ant 2000mg dạng viên. Kết quả cho thấy mẫu chứa chất sildenafil chưa được khai báo. Do chứa sildenafil, chế phẩm Germany Black Ant 2000mg này chưa được kiểm tra về chất...
Thuốc tác động như thế nào tới bộ não?
Khi vào trong cơ thể, thuốc can thiệp vào chức năng bình thường của bộ não bằng cách tăng hoặc giảm chất dẫn truyền thần kinh.
Sản xuất thành công 2 loại thuốc điều trị hiệu quả bệnh Ebola
Dịch Ebola sẽ sớm “có thể phòng ngừa và điều trị được” sau khi thử nghiệm hai loại thuốc cho thấy tỷ lệ sống sót được cải thiện đáng kể, theo BBC.
FDA chấp thuận thuốc mới điều trị bệnh lao kháng thuốc
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép thuốc Pretomanid điều trị lao với liều uống 4 viên mỗi ngày trong 6 tháng.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ