hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Những loại thuốc không bao giờ được uống chung với nhau

Những loại thuốc không bao giờ được uống chung với nhau

Những loại thuốc không bao giờ được uống chung với nhau

Những loại thuốc không bao giờ được uống chung với nhau

Những loại thuốc không bao giờ được uống chung với nhau
Những loại thuốc không bao giờ được uống chung với nhau

Những loại thuốc không bao giờ được uống chung với nhau

21-06-2021 10:42:12 AM
Nếu đang dùng một trong những loại thuốc theo toa sau, bạn nên cẩn thận khi dùng chung với một số chất bổ sung để tránh các tác hại, theo Reader’s digest Canada.
Dùng thuốc tiểu đường chung với một số chất có thể gây hạ đường huyết quá mức /// SHUTTERSTOCK
Dùng thuốc tiểu đường chung với một số chất có thể gây hạ đường huyết quá mức
SHUTTERSTOCK
 
1. Thuốc kháng sinh
Một số chất bổ sung như canxi, sắt, magiê, viên chất xơ và kẽm có thể làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh uống như doxycycline, minocycline, tetracycline.
Nên uống các loại thuốc này ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng kháng sinh.

2. Thuốc ngừa cục máu đông

Nhiều chất bổ sung có thể tương tác nguy hiểm với thuốc chống đông máu như warfarin, làm tăng tác dụng của thuốc và có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều. Những chất bổ sung này bao gồm dầu cá, tỏi, gừng, ginkgo biloba, vitamin E và cả vitamin K.

3. Thuốc chống trầm cảm

Một số thuốc chống trầm cảm như fluoxetine, paroxetine và sertraline khi dùng chung với thuốc ngủ melatonin sẽ có nguy cơ xảy ra những tác hại nghiêm trọng.
Không nên dùng các loại thuốc chống trầm như phenelzine và tranylcypromine trong vòng 14 ngày với trà xanh, rễ cây nữ lang trị mất ngủ và nhân sâm. Vì có thể dẫn đến lo lắng, lú lẫn, an thần quá mức và các phản ứng nghiêm trọng khác.

4. Thuốc trị tiểu đường

Thận trọng khi dùng insulin và thuốc uống trị tiểu đường. Có thể có nguy cơ hạ đường huyết quá mức hoặc thay đổi hiệu quả của thuốc khi dùng chung với các chất bổ sung như cây móng mèo, bồ công anh và nhân sâm, theo Reader’s digest Canada.

5. Thuốc điều trị huyết áp

Một số thuốc điều trị huyết áp cao như bumetanide, axit ethacrynic và frusemide, không được sử dụng chung với nhân sâm và glucosamine.
Còn các thuốc cũng có tác dụng điều trị huyết áp, nhưng thuộc nhóm lợi tiểu thiazide, như chlorothiazide, indapamide, hydrochlorothiazide và metolazone, thì không nên dung chung với lô hội, canxi, bồ công anh, glucosamine và cam thảo.

Những loại thuốc không bao giờ được uống chung với nhau1

Khi sử dụng thuốc kê đơn với thực phẩm bổ sung, người bệnh cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ

ẢNH: SHUTTERSTOCK

6. Thuốc tim và huyết áp

Nhiều loại thảo mộc và thực phẩm chức năng có nguy cơ gây tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng chung với thuốc điều trị tim mạch và hạ huyết áp.
Các tác dụng phụ mạnh nhất và nghiêm trọng nhất là với viên tỏi (dạng viên bổ sung), nhân sâm, cam thảo, vitamin D, lô hội (dạng nước trái cây) và đặc biệt là với bioflavonoid trong bưởi.

7. Một số thuốc giảm đau

Nên tránh dùng một số thuốc giảm đau như codeine với thuốc ngủ melatonin và cây nữ lang điều trị mất ngủ, vì có thể gây buồn ngủ quá mức và các biến chứng nguy hiểm khác.

8. Thuốc điều trị HIV

Một số chất bổ sung có thể làm cho một số loại thuốc điều trị nhiễm HIV kém hiệu quả hơn hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Tránh dùng thuốc điều trị HIV với lô hội, tỏi, theo Reader’s digest Canada.

9. Thuốc hạ mỡ máu (cholesterol)

Không nên dùng các loại thuốc hạ cholesterol như lovastatin, simvastatin cùng với viên sắt, vitamin B3 và vitamin A vì có nguy cơ gây tác dụng phụ nghiêm trọng.

10. Thuốc điều trị tuyến giáp

Không nên sử dụng các loại thuốc tuyến giáp thông thường như propylthiouracil hoặc thyroxine với canxi, iod, đậu nành và cây bìm bịp, vì có nguy cơ gây tác dụng phụ có hại hoặc giảm hiệu quả của thuốc
https://thanhnien.vn/

Mục liên quan

Các trường hợp tai biến sau tiêm chủng không phải do chất lượng vắc xin
Ngày 26.10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết các trường hợp tai biến sau khi tiêm chủng vắc xin không phải là do chất lượng mà đa số là do đặc tính cố hữu của vắc xin.
Omega-3 và vitamin D không giúp ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim
Một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho biết, bổ sung omega-3 (dầu cá), vitamin D không giúp ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim (hay A-fib: Rung tâm nhĩ).
Cách ăn để ngừa và làm chậm xơ gan
Gan đóng một vai trò quan trọng trong bộ máy chuyển hoá của cơ thể bao gồm giải độc các chất có hại, làm sạch máu và sản xuất các chất dinh dưỡng quan trọng.
Cảnh báo loại thuốc kháng sinh có thể gây phình động mạch chủ
Cảnh báo được đưa ra bởi Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) sau khi một nghiên cứu mới đây được công bố, theo đó lợi ích của thuốc kháng sinh fluoroquinolone có thể không bù đắp được nguy cơ mà...
Những thực phẩm giúp phòng tránh bệnh mạch vành
Những loại thực phẩm, món ăn dưới đây sẽ giúp phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giúp trái tim khỏe mạnh.
TGA: Cảnh báo về Viên Germany Black Ant 2000mg (Zhansheng Weige Chaoyue Xilishi)
TGA đã kiểm nghiệm một mẫu sản phẩm Germany Black Ant 2000mg dạng viên. Kết quả cho thấy mẫu chứa chất sildenafil chưa được khai báo. Do chứa sildenafil, chế phẩm Germany Black Ant 2000mg này chưa được kiểm tra về chất...
Thuốc tác động như thế nào tới bộ não?
Khi vào trong cơ thể, thuốc can thiệp vào chức năng bình thường của bộ não bằng cách tăng hoặc giảm chất dẫn truyền thần kinh.
Sản xuất thành công 2 loại thuốc điều trị hiệu quả bệnh Ebola
Dịch Ebola sẽ sớm “có thể phòng ngừa và điều trị được” sau khi thử nghiệm hai loại thuốc cho thấy tỷ lệ sống sót được cải thiện đáng kể, theo BBC.
FDA chấp thuận thuốc mới điều trị bệnh lao kháng thuốc
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép thuốc Pretomanid điều trị lao với liều uống 4 viên mỗi ngày trong 6 tháng.
Cảnh báo ngộ độc thuốc ngoài da ở trẻ nhỏ
Ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ da còn non nớt, dễ hấp thu dược chất vào máu, nên việc dùng thuốc ngoài da cũng không thể xem thường. Việc dùng không đúng dễ gây ngộ độc toàn thân, nguy hiểm cho trẻ...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ