hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Cách phân biệt đậu phụ sạch và chứa thạch cao

Cách phân biệt đậu phụ sạch và chứa thạch cao

Cách phân biệt đậu phụ sạch và chứa thạch cao

Cách phân biệt đậu phụ sạch và chứa thạch cao

Cách phân biệt đậu phụ sạch và chứa thạch cao
Cách phân biệt đậu phụ sạch và chứa thạch cao

Cách phân biệt đậu phụ sạch và chứa thạch cao

09-07-2020 03:25:14 PM

Một số người có kinh nghiệm làm đậu lâu năm cho biết, để làm đậu phụ không cần phải dùng đến thạch cao, chỉ cần ít giấm nuôi hoặc chính nước chua của lần làm đậu phụ trước (sau khi lấy phần đậu nành kết tủa để ép thành đậu phụ, sẽ còn phần nước, giữ lại nước này để trong khoảng 4-7 ngày sẽ có được nước có vị chua nhẹ).

Theo cách này, 1kg đậu nành thường chỉ làm được khoảng 800g đậu phụ, người bán sẽ không thể có lãi cao. Do vậy, một số nơi thường cho thêm bột năng và một số phụ gia vào, phổ biến nhất là thạch cao xây dựng.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện sinh học – công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thạch cao có tên khoa học là Cacbonat canxi. Đây là một chất phụ gia thực phẩm được Bộ Y tế cho phép sử dụng vào mục đích kết dính thực phẩm. Tuy nhiên, khi sử dụng loại phụ gia này phải tuân theo một số quy định nghiêm ngặt, thạch cao cần đảm bảo độ tinh khiết. Người sử dụng phải đăng ký với các cơ quan chức năng, kiểm tra giám sát về hàm lượng và chất lượng thạch cao khi đưa vào chế biến thực phẩm.

Tuy nhiên, nhiều người đã lạm dụng thạch cao quá mức để cho vào chế biến thực phẩm, trong đó có đậu phụ.

Cách phân biệt đậu phụ chứa thạch cao và đậu phụ sạch

Ông Hoàng Văn Công (52 tuổi, phường Mai Dịch, Cầu Giầy, Hà Nội) có hơn 7 năm kinh nghiệm làm đậu phụ, chia sẻ với phóng viên báo VietNamNet: “Một miếng đậu phụ ngon bao giờ cũng có màu trắng ngà, rất mềm mại. Đậu phụ an toàn sẽ có mùi thơm, vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng”.

 

Ông Công chia sẻ thêm, khi mua đậu phụ, mọi người cần quan sát kỹ về:

– Màu sắc: Phải chú ý đến các mặt của miếng đậu, nếu bìa miếng đậu cứng khi tiếp xúc với không khí sẽ chuyển sang màu vàng. Nhìn miếng đậu phụ càng vàng nhiều thì đậu phụ đó chứa thạch cao càng nhiều (loại trừ trường hợp ngâm nghệ). 

– Hương vị: Đậu phụ cho nhiều thạch cao thường có vị hơi chát, nếu cho nhiều bột thì sờ vào thấy cứng, nặng tay. Tránh chọn những loại có vị béo lạ hoặc mùi quá thơm vì đó có thể là mùi vị của phụ gia quá nhiều.

– Độ nặng, dẻo: Đậu phụ chứa thạch cao thường nặng tay hơn so với đậu phụ sản xuất bằng phương pháp truyền thống. Càng sử dụng nhiều thạch cao thì đậu càng cứng và nặng tay.

Ngoài ra, Chị Nguyễn Thị Ngọc (34 tuổi, phường Quan Hoa, Hà Nội) làm đậu được hơn 5 năm cũng chia sẻ thêm, “đậu phụ ngon, không được trắng quá, nhìn hai đầu của miếng đậu phụ sẽ cảm giác không kết chết, khá mềm, cầm nhẹ, không cẩn thận có thể vỡ. Khi ăn rất ngon và béo, vị thơm đặc trưng.

Đậu phụ còn rất dễ bị nhiễm nấm, khuẩn trong quá trình chế biến và bảo quản. Do đó, tuyệt đối không mua miếng đậu phụ có mùi lạ, vị chua, nếu ăn phải miếng đậu như vậy cần bỏ ngay.

Đậu nhìn ngăm vàng như nghệ, hãy cẩn trọng vì màu đậu làm truyền thống rất ít có màu như vậy”.

Để đảm bảo luôn có đậu phụ sạch cho gia đình thưởng thức, hãy tham khảo cách làm của chị Nguyễn Thu Trang (Hà Nội) dưới đây nhé!

Chuẩn bị:

  • 300g đậu, đem ngâm nở mềm. Tuỳ thời tiết, mùa đông thì ngâm nước ấm, hoặc nước thường để qua đêm. Còn mùa hè thì ngâm 3-4 tiếng.
  • 3 lít nước lã
  • Nước chua: 3 thìa giấm + 300ml nước
  • Khuôn: Có thể mua khuôn tự làm đậu hoặc tận dụng khuôn làm bánh để làm

Cách làm:

Sau khi ngâm xong đem 300g đậu xay với 3 lít nước.

Ảnh: FB Nguyễn Thu Trang.

Xay cho mịn sau đó bỏ ra vắt thật kỹ. Chỗ bã còn lại cho thêm 500ml nước bóp cho ra hết sữa còn dư trong đậu rồi bỏ bã hoàn toàn. Toàn bộ chỗ sữa đó cho vào túi lọc lại, bạn sẽ thấy ra thêm tầm một nắm bã nữa. Nếu không lọc, chỗ bã này sẽ lẫn trong đậu, ăn không được béo, mềm mịn.

Cho vào nồi đun to lửa, vừa đun vừa khuấy. Tới gần sôi hạ lửa nhỏ, vì sôi sữa có bọt trào rất nhanh, trào ra ngoài khiến bếp bị bẩn. Hạ lửa liu riu, sôi lăn tăn thêm 3 phút là tắt bếp.

Chuẩn bị nước chua: Pha 3 thìa ăn cơm giấm với 300ml nước vào bát tô. Múc từng muỗng nước chua đổ từ từ vào nồi trên. Khuấy nhẹ cho đều. Đậy vung, đợi 15 phút. Kiểm tra nồi đậu kết tủa hết là được. Nếu còn thấy đục đục của sữa thì cho thêm 1 ít nước chua nữa. Lại khuấy nhẹ tay, đậy vung chờ thêm 5 phút là xong.

Lúc này thu được óc đậu. Cái này bỏ ra pha cùng đường làm đồ uống rất ngon.

Ảnh: FB Nguyễn Thu Trang.

Gói đậu: Chuẩn bị khuôn khăn như hình. Múc nhẹ nhàng óc đậu vào khăn. Gói gấp kín sao cho nén đậu không bị lòi ra là được. Lưu ý, cần chuẩn bị khăn to hơn khuôn.

Gói từng khuôn rồi xếp chồng từng khuôn lên nhau. Vừa nén vừa ép luôn. Xong úp ngược khay để nước tự chảy ra. Ép khoảng 10 phút là lấy đậu ra.

Ảnh: FB Nguyễn Thu Trang.

Đậu còn nóng rất mềm nên cần làm nhẹ tay. Bỏ khăn ngay ra lúc đậu còn nóng mới ngon. Thả vào âu nước lạnh. Đậu sẽ se mặt và săn lại. Sờ căng chắc rất thích. Nếu không, bạn có thể ăn nóng đậu ngay, tùy vào sở thích mỗi gia đình.

Ảnh: FB Nguyễn Thu Trang.

Chỉ cần bỏ chút thời gian là bạn có thể làm xong một mẻ đậu phụ vừa ngon, vừa đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình rồi, phải không nào?

https://dkn.tv/


Mục liên quan

Bài thuốc dân gian đơn giản có thể phòng ngừa virus corona
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút mới corona (nCoV) đang lây lan dữ dội khiến nhiều người mắc bệnh và tử vong trên thế giới, Việt Nam cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm coronavirus khiến không...
Thực phẩm giúp tăng sức đề kháng phòng dịch bệnh do virus corona
Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc biệt là trong mùa dịch. Phòng dịch cho cá nhân cũng chính là phòng dịch cho cộng đồng. Bài viết sau sẽ cung cấp một số...
Ăn nhiều sản phẩm sữa giúp giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Điều tra chế độ dinh dưỡng và thống kê số ca đột quỵ trong số trên 400.000 người, các nhà khoa học Anh kết luận ăn nhiều sản phẩm sữa giúp giảm được nguy cơ đột quỵ
Khoai tây - Nguồn vitamin C tuyệt vời cho chế độ ăn uống hàng ngày của cả gia đình
Bổ sung Vitamin C vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của gia đình là một trong những giải pháp góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Ăn mộc nhĩ tốt cho hệ hô hấp và tim mạch, giảm mỡ máu
Mộc nhĩ là loại thực phẩm bình dân, quen thuộc với hầu hết gia đình Việt. Tuy nhiên, công dụng của mộc nhĩ đối với sức khoẻ con người thì không hề “bình dân” chút nào.
Mối liên hệ giữa vitamin C và bệnh tim mạch
Nghiên cứu mới phát hiện ra, nguyên nhân thực sự của các cơn đau tim là do thiếu vitamin C.
Những thói quen tốt giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư
40% số bệnh ung thư là có thể phòng tránh được và việc duy trì các thói quen tốt hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ.
Cách làm sữa nghệ đơn giản, thơm ngon lại tốt cho sức khỏe của gia đình
Sữa nghệ với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe lại rất dễ thực hiện nhưng nhiều chị em vẫn chưa biết về loại thức uống thơm ngon bổ dưỡng này. Hãy cùng DKN tìm hiểu chi tiết cách làm ngay sau đây nhé.
Đậu nành không gây yếu sinh lý nam
Đậu nành kích thích sản sinh hormone estrogen nữ giới, nhưng là estrogen thực vật hoạt động yếu nên không suy giảm sinh lý nam giới.
Quy tắc 3 phút giúp bạn sống vui khoẻ suốt đời
Chỉ cần dành ra 3 phút, bạn có thể cải thiện sức khoẻ và tinh thần của mình đáng kể, vậy còn lý do gì mà chúng ta không thử?
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ