TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, thực hiện chủ trương sinh đẻ có kế hoạch của Đảng và nhà nước nhằm làm hạ giảm tỷ lệ sinh và hướng tới chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em, Bác sĩ Nguyễn Thị Thu (Bí danh Nguyễn Thị Thương) nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cùng một số cán bộ đã tổ chức hoạt động Trạm Bảo vệ bà mẹ trẻ em tại TP. Hồ Chí Minh. Đến tháng 3/1977, Trạm Bảo vệ bà mẹ trẻ em TP. Hồ Chí Minh thuộc Sở Y tế được chính thức thành lập theo quyết định số 138-YT/TC ngày 15/3/1977 của Giám đốc Sở Y tế và Quyết định số 453-QĐ/UB ngày 29/8/1977 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố. Kể từ đó, qua 4 lần đổi tên, chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm cũng được điều chỉnh nâng tầm, khẳng định vị thế trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với cộng đồng. Năm 1977, với định mức biên chế 30 nhân sự, Trạm Bảo vệ bà mẹ trẻ em có chức năng, nhiệm vụ:
- Chỉ đạo 18 quận huyện và bệnh viện có chuyên khoa sản phụ hoàn thành chỉ tiêu về dân số KHHGĐ do Trung ương và thành phố giao.
- Phối hợp cùng các ban ngành đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động dân số - KHHGĐ.
- Tổ chức tốt các đội đặt vòng để triển khai kỹ thuật về KHHGĐ đến tận cơ sở. Cùng các bệnh viện triển khai và duy trì các hoạt động màng lưới dịch vụ sản phụ khoa, KHHGĐ, huấn luyện bổ túc chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ cho tuyến cơ sở.
- Nghiên cứu và phát triển về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực dân số và kHHGĐ, ứng dụng các tiến bộ khoa học trong và ngoài nước vào các chương trình của Trung tâm.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác khoa học kỹ thuật về lĩnh vực dân số và KHHGĐ. Tiếp nhận, quản lý và phân phối tốt hàng viện trợ của quốc tế cho sự nghiệp KHHGĐ.
- Quản lý sử dụng có hiệu quả tiền vốn, thiết bị vật tư lao động theo chính sách, quy định của Nhà nước, Giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng văn hóa nghiệp vụ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên của Trung tâm.
Tháng 4/1990, Sở Y tế đồng ý cho Trung tâm Dân số - KHHGĐ thực hiện 14 giường hộ sinh với phương thức tự thu tự chi, không cấp kinh phí giường bệnh, làm cơ sở chỉ đạo tuyến cơ sở đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ, đồng thời góp phần cải thiện đời sống cán bộ, nhân viên.
Cũng trong năm 1990, Trung tâm được giao phụ trách hoạt động của Văn phòng Ủy ban Dân số - KHHGĐ (BS Trần Thị Trung Chiến giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Dân số - KHHGĐ và 05 nhân viên của Trung tâm đảm trách công việc của văn phòng UBDS-KHHGĐ).
Năm 1991, để thực hiện được chương trình quốc gia số 2 của ngành y tế về công tác “Kế hoạch hóa gia đình đi đôi với công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em nhằm hạ được tỷ lệ sinh đẻ để nhanh chóng đưa tỷ lệ phát triển dân số cả nước xuống mức hợp lý, đồng thời nâng cao khả năng chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em được toàn diện và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội” Bộ Y tế ban hành Thông tư số 17 BYT/TT ngày 06/6/1991 hướng dẫn đổi tên Trạm Bảo vệ bà mẹ và SĐCKH thành Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và KHHGĐ tại các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương.
Theo đó Ủy ban Nhân dân TP, Hồ Chí Minh có Quyết định số 586/QĐ-UB ngày 10/4/1992 đổi tên Trung tâm Dân số KHHGĐ thành Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và KHHGĐ thuộc Sở Y tế thành phố. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy thực hiện theo Quyết định số 2792/1999/QD0-BYT ngày 16/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trong giai đoạn này, Trung tâm thực hiện chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực lĩnh vực bảo vệ sức khỏe phụ nữ, sức khỏe trẻ em và KHHGĐ theo quyết định số 220-BYT/QĐ ngày 22/02/1993 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định nhiệm vụ kỹ thuật trong công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và KHHGĐ tại các tuyến y tế địa phương và sau đó là Quyết định số 385/2001/QĐ-BYT ngày 13/02/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định nhiệm vụ kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các cơ sở y tế.
Tháng 8/1995, Sở Y tế giao Trung tâm quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ em toàn thành phố, thành lập phòng sức khỏe trẻ em (01 biên chế chuyển từ Sở Y tế về giữ chức vụ Trưởng Phòng SKTE).
Tháng 5/1998, Trung tâm đảm nhiệm việc quản lý chương trình phòng chống suy dinh dưỡng được bàn giao từ Ủy ban Chăm sóc trẻ em chuyển về.
Tháng 3/2003, Trung tâm được giao thực hiện Chương trình Giám sát các chỉ số sức khỏe (triển khai từ 4/2002 do Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế chịu trách nhiệm thực hiện)
Năm 2005, theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12/4/2005 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về y tế ở địa phương, theo đó thống nhất đổi tên Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và KHHGĐ thành Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trung tâm đã thực hiện đổi tên theo quy định và xây dựng quy chế hoạt động cũng như sắp xếp, tổ chức bộ máy tại Trung tâm theo QĐ 23/2006/QĐ-BYT gồm 2 phòng 4 khoa như sau:
- Phòng Kế hoạch – Tài chính
- Phòng Tổ chức – Hành chính
- Khoa Chăm sóc Sức khoẻ Bà mẹ và Kế hoạch hóa gia đình
- Khoa Chăm sóc Sức khỏe Trẻ em và Phòng chống suy dinh dưỡng
- Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và Nam học
- Khoa Dược – Cận lâm sàng.
Trung tâm Chăm sóc SKSS TP. HCM có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế TP. HCM về công tác chăm sóc SKSS toàn thành phố; tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc SKSS trên địa bàn thành phố.
Và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:
• Xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về chăm s SKSS trên cơ sở chiến lược Quốc gia về chăm sóc SKSS của Bộ Y tế và tình hình thực tế của Thành phố trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.
• Thực hiện các hoạt động sau:
- Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật và tư vấn về:
+ Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, sức khỏe bà mẹ;
+ Chăm sóc sức khỏe sinh sản người cao tuổi;
+ Kế hoạch hóa gia đình;
+ Phá thai an toàn;
+ Phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền theo đường tình dục;
+ Chăm sóc SKSS vị thành niên và nam học;
+ Dự phòng điều trị vô sinh, dự phòng điều trị sớm ung thư đường sinh sản;
+ Chăm sóc sức khỏe trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng.
- Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực chăm sóc SKSS đối với các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố;
- Phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn Thanh phố tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về lĩnh vực chăm sóc SKSS;
- Tham gia đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật về lĩnh vực chăm sóc SKSS theo kế hoạch của thành phố và Trung ương;
- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực chăm sóc SKSS;
- Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác thuộc lĩnh vực chăm sóc SKSS được Giám đốc Sở Y tế phân công.
- Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ về chăm sóc SKSS theo quy định của pháp luật và quy định của Giám đốc sở Y tế Thành phố;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách;
- Thực hiện công tác quản lý cán bộ, các chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, nhân viên và quản lý tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao.
II. TÓM TẮT THÀNH TÍCH
Từ năm 1999 khi Vụ Sức khỏe sinh sản – Bộ Y tế triển khai kiểm tra chéo Chương trình BVSKBMTE-KHHGĐ giữa các tỉnh - thành phố, TP. Hồ Chí Minh liên tục được xếp loại xuất sắc và được đề nghị tặng Bằng khen Bộ Y tế.Bằng khen Bộ Y tế liên tục từ năm 2000 đến năm 2007.Cờ thi đua của Bộ Y tế: 1999Bằng khen Thủ tướng Chính phủ năm 2004 (đánh giá hoạt động 10 năm hệ BVSKBMTE và KHHGĐ)
Bằng khen của Ủy Ban Quốc Gia Dân số/KHHGĐ trong lĩnh vực hoạt động dân số - KHHGĐ (năm 2007)
Cờ thi đua của UBND TP: 2000
Bằng khen UBND TP: liên tục từ năm 1991 đến năm 1998 và các năm 2001, 2003, 2004, 2005, 2006, 2012, 2014, 2016
Giấy chứng nhận Tập thể lao động xuất sắc của UBND TP: Liên tục từ năm 2009 đến năm 2016.
GIÁM ĐỐC
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
Địa chỉ: 957 Ba Tháng Hai, phường 7, quận 11
Số điện thoại (Giờ hành chính):
3955 9756 (Phòng Tổ chức - Hành chính)
3955 9752 (Phòng Kế hoạch - Tài chính)
3955 9766 (Tư vấn Sản phụ khoa)
1900757533 (Tư vấn dinh dưỡng, chăm sóc trẻ em; thông tin vaccine)
Thư điện tử: tt.csskss@tphcm.gov.vn
Trang thông tin điện tử: suckhoesinhsan.medinet.gov.vn
Mục liên quan
Đọc nhiều nhất
Tin mới

Tra cứu Bệnh

Tra cứu Thuốc
