hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol

75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol

75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol

75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol

75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol

75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol

29-06-2021 10:48:22 AM

75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.

Theo thống kê, mỗi năm tại Việt Nam có 200.000 ca đột quỵ mới, mức độ trẻ hóa cũng nhiều hơn. Đáng nói, nhiều người cho biết không biết được tình trạng thừa cholesterol làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Ai cũng có nguy cơ đột quỵ

Năm 2020, trong "Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể" do Bộ Y tế phát động đã đưa ra cảnh báo: tại Việt Nam, cứ 10 người trưởng thành có 3 người thừa cholesterol. 

Tiếp nối hồi chuông cảnh báo này, một loạt các chương trình hành động đã được đưa ra và thực hiện. 

Mới đây, Hội Đột quỵ TP.HCM lần đầu tiên phối hợp với Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM thực hiện phóng sự "Đột quỵ - Đừng để bạn là người tiếp theo", thông qua thông tin từ chuyên gia và chia sẻ từ "người thật việc thật". 

Phóng sự góp phần đánh động, nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với vấn đề kiểm soát tình trạng thừa cholesterol để phòng ngừa đột quỵ.

Hai nhân vật nam sống tại TP.HCM trong phóng sự, anh K.H. (54 tuổi) làm nghề tài xế xe tải và anh L.A. (45 tuổi) là luật sư đều đang trong độ tuổi lao động và là trụ cột gia đình, rất lạc quan với sức khỏe của mình. Anh L.A. kể có thể đá bóng suốt 60 phút không cần nghỉ ngơi, còn anh K.H. cho rằng dù trong họ hàng đã có người đột quỵ cũng không nghĩ đột quỵ lại có thể xảy đến với mình.

Chưa hết ám ảnh, bàng hoàng sau cơn đột quỵ, dù may mắn được gạch tên khỏi "cửa tử" nhưng anh K.H. nhận ra mình "phải bỏ luôn nghề lái xe". Còn anh L.A. vẫn còn giữ nỗi sợ "rồi đây mình là kẻ ăn bám gia đình, ăn bám xã hội" khi trải qua những biến chứng về sức khỏe sau đột quỵ.

T.A. (28 tuổi, ngụ Biên Hòa, Đồng Nai) có cha là bệnh nhân đột quỵ năm 2013 cho biết trong một lần cha anh qua nhà bạn chơi, ông bất ngờ bị đột quỵ. Gia đình không thể ngờ rằng đột quỵ có thể đến bất ngờ vậy. 

"Nhưng mọi việc chưa dừng lại ở đó, mặc dù đã bảo toàn được tính mạng nhưng sau lần đột quỵ đó, cha tôi ngày càng yếu dần đi, sức khỏe không được bình thường như trước nữa, gia đình phải cắt cử một người nghỉ làm ở nhà để chăm sóc cha cho đến tận bây giờ", anh T.A. nói. 

Còn chính anh T.A. khi được hỏi về thừa cholesterol cũng bộc bạch: "Là người trẻ, hồi xưa khi nghe tới cholesterol chỉ nghĩ đến béo phì chứ chưa hề nghĩ tới thừa cholesterol sẽ dẫn tới đột quỵ".

75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol - Ảnh 3.

TS.BS. Nguyễn Bá Thắng - phó chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM, trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

“Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ. Trong đó có nhiều yếu tố nguy cơ chúng ta vẫn có thể điều chỉnh được. Đặc biệt có một yếu tố nguy cơ chưa được quan tâm đúng mức, đó là thừa cholesterol".

TS.BS Nguyễn Bá Thắng

Kiểm soát cholesterol giúp giảm 27% nguy cơ đột quỵ

TS.BS Nguyễn Bá Thắng - phó chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM, trưởng Trung tâm Khoa học thần kinh, trưởng đơn vị đột quỵ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết: "Khoảng 200.000 ca đột quỵ mới được ghi nhận mỗi năm. 

Ở các bệnh viện lớn, số ca đột quỵ tăng gấp 3-4 lần so với 5-10 năm trước đây. Đột quỵ không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn gia tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội".

Số liệu của Bộ Y tế cho thấy đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, bên cạnh đó đột quỵ là nguyên nhân gây ra tàn phế hàng đầu. Cụ thể, 50% người bệnh đột quỵ phải lệ thuộc vào người khác, không thể tự sinh hoạt được. 75% không thể trở về cuộc sống trước đây.

"Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ. Trong đó có nhiều yếu tố nguy cơ chúng ta vẫn có thể điều chỉnh được. Đặc biệt có một yếu tố nguy cơ chưa được quan tâm đúng mức, đó là thừa cholesterol", TS.BS Bá Thắng chia sẻ.

75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol - Ảnh 6.

Tình trạng thừa cholesterol làm tăng nguy cơ đột quỵ

Theo đó, cholesterol vốn là thành phần thiết yếu trong cơ thể, nhưng tình trạng thừa cholesterol sẽ gây ra hiện tượng tích tụ, tạo ra các mảng xơ vữa, khiến mạch máu hẹp lại và cuối cùng dẫn đến tắc nghẽn từ đó gây thiếu máu não, dẫn đến đột quỵ. 

Các nghiên cứu thực tiễn đã cho thấy 25% các ca đột quỵ liên quan trực tiếp đến tình trạng thừa cholesterol theo cơ chế này. 

Bên cạnh đó, thừa cholesterol cũng gián tiếp liên quan tới 50% các ca đột quỵ đối với các trường hợp tăng huyết áp, thoái hóa những mạch máu nhỏ. Tóm lại, có 75% các ca đột quỵ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thừa cholesterol. 

Tình trạng thừa cholesterol gia tăng đồng nghĩa với việc nguy cơ đột quỵ theo đó cũng tăng.

Theo TS.BS Bá Thắng: "Để phòng ngừa tình trạng thừa cholesterol chúng ta phải kiểm tra, tầm soát định kỳ, thường xuyên tập thể dục thể thao và phải có được chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều cholesterol, đồng thời có thể bổ sung thêm những thực phẩm có khả năng giảm hấp thụ cholesterol trong thức ăn".

Cùng phòng tránh tình trạng thừa cholesterol là cách thức làm giảm nguy cơ đột quỵ hiệu quả. "Đột quỵ - hãy phòng để không phải trị" - TS.BS Bá Thắng nhấn mạnh. 

 
T.H.
https://tuoitre.vn/

Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
Cảnh báo Suy tĩnh mạch là dấu hiệu của huyết khối
Nghiên cứu cho thấy những người bị suy tĩnh mạch có nhiều nguy cơ phát triển thành các cục máu đông, có thể gây tử vong.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ