hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Mất bao lâu để tiêu hóa hết thực phẩm nạp vào cơ thể?

Mất bao lâu để tiêu hóa hết thực phẩm nạp vào cơ thể?

Mất bao lâu để tiêu hóa hết thực phẩm nạp vào cơ thể?

Mất bao lâu để tiêu hóa hết thực phẩm nạp vào cơ thể?

Mất bao lâu để tiêu hóa hết thực phẩm nạp vào cơ thể?
Mất bao lâu để tiêu hóa hết thực phẩm nạp vào cơ thể?

Mất bao lâu để tiêu hóa hết thực phẩm nạp vào cơ thể?

24-11-2018 09:35:08 AM

Chúng tôi chuẩn bị bài viết này nhằm giúp bạn có thêm kiến thức về thực phẩm và bố trí thời gian ăn hợp lý để có một chế độ ăn uống cân bằng.

 

 

Tác động của việc tiêu hóa lên vấn đề giảm cân khá đáng kể. Chúng ta đã từng nghe qua nhiều lần câu nói “Chúng ta là những gì mà chúng ta ăn”. Tất nhiên, thời gian tiêu hóa chính xác còn phụ thuộc ở nhiểu yếu tố như sức khỏe, thể chất, sự trao đổi chất, tuổi tác và thậm chí cả giới tính. Nhưng nói chung, thức ăn sau khi đưa vào trong cơ thể được chia thành hai loại: một loại tiêu hóa rất nhanh, loại còn lại mất nhiều thời gian hơn để hệ thống tiêu hóa xử lý.

Nếu chúng ta đơn giản hóa thuật ngữ, thời gian tiêu hóa là một quy trình bắt đầu khi thức ăn mà bạn đưa vào cơ thể phân hủy thành các hạt nhỏ, rồi chuyển qua hệ thống đường ruột của bạn và đi vào trong máu. Điều quan trọng là bạn phải hiểu và nắm được thời gian tiêu hóa của một số loại thực phẩm tiểu biểu để phục vụ cho việc giảm cân hoặc tránh việc bị rối loạn hệ tiêu hóa.

 

Thức ăn tiêu hóa nhanh

Nếu bạn ăn quá nhiều thức ăn tiêu hóa nhanh trong cùng một lúc, bạn sẽ ăn nhiều hơn thường xuyên, bởi chúng là thức ăn tiêu hóa nhanh nên sau khi ăn khoảng một tiếng, thức ăn sẽ tiêu đi hết và tạo cảm giác đói. Loại thức ăn này có khả năng cung cấp năng lượng nhanh chóng - nói cách khác, chúng tạo một “bước nhảy” mức glucose. Khả năng tăng cường và hồi phục năng lượng nhanh chóng của loại thức ăn tiêu hóa nhanh được đánh giá cao, nhưng vấn đề nằm ở chỗ, nếu cơ thể có quá nhiều glucose và không thể tiêu hủy ngay được, chúng sẽ biến thành chất béo.

 

Thức ăn tiêu hóa chậm

Ngược lại với thức ăn tiêu hóa nhanh, thức ăn tiêu hóa chậm là làm chậm quá trình lượng đường tăng trong máu, cho năng lượng ổn định và cân bằng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ ăn loại thức ăn này thì hệ thống tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động tối đa mọi lúc và điều này sẽ tạo cảm giác khó chịu trong cơ thể bạn.

Các chuyên gia đề nghị người tiêu dùng không pha trộn hai loại thực phẩm tiêu hóa nhanh và chậm lại với nhau trong một bữa ăn và tránh việc ăn thức ăn nhanh ngay sau khi ăn thức ăn chậm, bởi quá trình tiêu hóa vẫn chưa kết thúc và nếu làm thế dạ dày sẽ bị quá tải.

Thời gian tốt nhất để xử lý thực phẩm chứa thành phần với thời gian tiêu hóa khác nhau là vào buổi trưa khi hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động tích cực nhất. Bữa ăn sáng và tối nên đơn giản hóa và tốt hơn nên ăn các thực phẩm tiêu hóa nhanh, để bạn được cung cấp năng lượng tức thì ngay sau bữa sáng và dạ dày có thể nghỉ ngơi vào ban đêm.

Nước: Ngay lập được đi vào ruột
Nước: Ngay lập được đi vào ruột
Trái cây hoặc nước ép rau củ: 15 – 20 phút
Trái cây hoặc nước ép rau củ: 15 – 20 phút
Rau củ sống: 30 – 40 phút
Rau củ sống: 30 – 40 phút
Rau củ được nấu chín: 40 phút
Rau củ được nấu chín: 40 phút
Cá: 45 – 60 phút
Cá: 45 – 60 phút
Salad với dầu: 1 tiếng
Salad với dầu: 1 tiếng
 Rau củ giàu tinh bột: 1.5 – 2 tiếng

Rau củ giàu tinh bột: 1.5 – 2 tiếng

 Ngũ cốc (gạo, kiều mạch, tiểu mạch): 2 tiếng

Ngũ cốc (gạo, kiều mạch, tiểu mạch): 2 tiếng

Thực phẩm làm từ sữa: 2 tiếng
Thực phẩm làm từ sữa: 2 tiếng
Các loại hạt: 3 tiếng
Các loại hạt: 3 tiếng
Thịt gà: 1.5 – 2 tiếng
Thịt gà: 1.5 – 2 tiếng
Thịt bò: 3 tiếng
Thịt bò: 3 tiếng
Thịt cừu non: 4 tiếng
Thịt cừu non: 4 tiếng
 Thịt lợn: 5 tiếng

Thịt lợn: 5 tiếng

 

 

Theo Dân trí


Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ