hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Tại sao ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ?

Tại sao ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ?

Tại sao ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ?

Tại sao ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ?

Tại sao ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ?
Tại sao ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ?

Tại sao ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ?

10-12-2020 10:20:54 AM

Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh của người cao tuổi. Trong đó, bệnh nhân có độ tuổi trung bình từ 55 trở lên. Tuy nhiên, những năm gần đây, đột quỵ ngày càng trẻ hóa tại Việt Nam, nhiều bệnh viện thậm chí tiếp nhận những trường hợp bị đột quỵ khi mới 18, 20 tuổi.

Phó giáo sư, tiến sĩ Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết chỉ sau 20 ngày đi vào hoạt động, đơn vị này đã tiếp nhận 750 ca bệnh đột quỵ. Trong số đó, 60 người có độ tuổi từ 18 đến 44, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 10%. Điều đáng tiếc cho những ca đột quỵ ở người trẻ là đến viện muộn. Kết quả, họ mất đi cơ hội vàng để phục hồi và để lại những hệ lụy đáng tiếc.

"Bệnh nhân trẻ chiếm gần 10% là con số không nhỏ và có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều đáng nói, phần lớn bệnh nhân nhập viện muộn và mất đi cơ hội hồi phục trong giờ vàng. Lý do của việc đến cơ sở y tế muộn là chủ quan, không nhận diện rõ các dấu hiệu điển hình của đột quỵ. Hơn thế, họ không nghĩ là đột quỵ có thể xảy ra ở người trẻ tuổi", Phó giáo sư Mai Duy Tôn chia sẻ.

Theo vị chuyên gia này, nhiều yếu tố liên quan đột quỵ như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng,…

Số liệu của Hội Tim mạch Việt Nam cho thấy cứ 4 người từ 25 đến 49 tuổi thì có một trường hợp tăng huyết áp. Đây là nguyên nhân chính gây nên đột quỵ ở người trẻ. Ngoài ra, bệnh nhân đột quỵ trẻ còn liên quan yếu tố di truyền, có bất thường về mạch máu, tình trạng đông máu, dẫn đến nguy cơ vỡ hoặc tắc mạch máu gia tăng.

Nam giới bị đột quỵ cao gấp 4 lần phụ nữ

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) xảy ra khi việc cung cấp máu lên não bị ngưng đột ngột, khiến vùng não đó bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Chỉ cần vài phút, các tế bào não sẽ bắt đầu chết đi, cơ thể người bệnh dần mất các chức năng được tế bào não đó điều khiển. Tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột và ít khi có triệu chứng báo trước, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), 2 nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ là thiếu máu cục bộ và xuất huyết. Trong đó, thiếu máu cục bộ là nguyên do của 85% các trường hợp. Đây là trường hợp xảy ra khi các cục máu đông gây tắc động mạch, gián đoạn quá trình đưa máu lên não. Nó xảy ra khi chất béo lắng đọng trong động mạch vỡ ra và di chuyển đến não hoặc lưu lượng máu kém do nhịp tim không đều, tạo thành các cục máu đông.

Tổ chức Y tế Thế giới thống kê đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Số liệu từ Sở Y tế TP.HCM, 20 năm qua, tỷ suất đột quỵ ở Việt Nam tăng đáng kể từ 213,58/100.000 người/năm (1990) lên đến 254,78/100.000 người/năm (2010).

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 200.000 ca đột quỵ mới mắc, 11.000 người tử vong. Năm 2017, trong tọa đàm “Đột quỵ: Có thể phòng ngừa?”, diễn ra tại TP.HCM, bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Phó chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam, tiết lộ tỷ lệ tử vong của người Việt Nam khi mắc đột quỵ là hơn 30%. 70% người "thoát khỏi cửa tử" sau cơn đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động.

Bác sĩ Phạm Văn Cường, Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cho biết tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ mắc đột quỵ tăng trung bình 2% một năm. Trong đó, số lượng nam giới bị đột quỵ não cao gấp 4 lần so với phụ nữ. Thậm chí, trong năm nay, cơ sở y tế này đã ghi nhận và điều trị trường hợp nhỏ tuổi nhất là 12, nhiều trường hợp khác trong độ tuổi thanh thiếu niên bị đột quỵ não.

Dấu hiệu bệnh

Theo bác sĩ Cường, nguyên nhân khiến người trẻ tuổi tại Việt Nam bị đột quỵ ngày càng nhiều là: Bệnh lý dị dạng mạch máu não; hút thuốc lá; rối loạn chuyển hóa mỡ máu; béo phì và lười vận động; tiểu đường, tăng huyết áp; uống rượu bia.

Từ các nguyên nhân trên, đột quỵ ở người trẻ có thể được đẩy lùi nhờ thói quen sinh hoạt lành mạnh như tập thể dục, hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, không uống rượu bia, hút thuốc lá.

Ngoài ra, người trẻ không nên chủ quan, cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà bỏ qua việc thăm khám sớm tại các cơ sở y tế khi có biểu hiện của bệnh (yếu liệt tay chân, méo miệng, nói khó).

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo chúng ta có thể nhận biết người bị tai biến mạch máu não thông qua nguyên tắc F.A.S.T.

Khuôn mặt (Face): Miệng của người bị đột quỵ thường lệch sang một bên, nếp nhăn mũi - má mờ, mắt sụp. Nhiều trường hợp bị liệt cơ mặt, không thể cười, méo miệng. Do đó, bạn nên yêu cầu người đó mỉm cười để kiểm tra.

Cánh tay (Arm): Yêu cầu người đó giơ cả hai cánh tay lên cao. Người bị đột quỵ thường không thể nhấc cả hai tay lên do yếu, liệt cơ tay.

Lời nói (Speech): Biểu hiện thứ 3 của người bị đột quỵ đó là rối loạn ngôn ngữ, nói khó, nói lắp. Người nhà nên kiểm tra bằng cách yêu cầu bệnh nhân lặp lại một cụm từ đơn giản.

Thời điểm (Time): Khi gặp những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Người bệnh cần ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.

NHS Trust lưu ý nếu bạn gặp một trong các triệu chứng trên, tuyệt đối không tự lái xe đến bệnh viện hoặc để người khác chở. Bệnh nhân cần được gọi hỗ trợ y tế và sơ - cấp cứu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

https://zingnews.vn/


Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ