hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Thắc mắc thường gặp trong nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ hai

Thắc mắc thường gặp trong nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ hai

Thắc mắc thường gặp trong nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ hai

Thắc mắc thường gặp trong nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ hai

Thắc mắc thường gặp trong nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ hai
Thắc mắc thường gặp trong nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ hai

Thắc mắc thường gặp trong nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ hai

28-07-2020 02:21:29 PM

1. Yếu tố nguy cơ nào có thể mắc nCoV?

Tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng được Chính phủ đánh giá rất phức tạp. Các bệnh nhân mới chưa phát hiện được nguồn lây, song giới chức y tế khẳng định họ bị lây nhiễm trong cộng đồng.

Giới chức y tế cảnh báo người từng đến/hiện ở Đà Nẵng từ ngày 1/7, nếu tiếp xúc, hoặc ở cùng một địa điểm với bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Những người có triệu chứng nghi ngờ Covid-19, bao gồm sốt, ho, đau họng, tức ngực, khó thở, thuộc nhóm nguy cơ cao thứ hai.

Những người đi từ vùng dịch, đều thuộc nhóm nguy cơ lây nhiễm. Nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới, nhóm nam giới, có bệnh nền, hoặc mang nhóm máu A, thì dễ nhiễm nCoV và diễn biến bệnh nhanh, nghiêm trọng hơn.

Người dân có nguy cơ nhiễm nCoV sẽ được lấy mẫu dịch nhầy họng, mũi  đi xét nghiệm. Ảnh Quỳnh Trần

Nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm sàng lọc nCoV trong cộng đồng. Ảnh Quỳnh Trần.

 

2. Bạn từ Đà Nẵng đến địa phương khác, nên làm gì?

Bộ Y tế khuyến cáo, tất cả người đến/từ Đà Nẵng có liên quan đến ổ dịch, khi về/đến địa phương khác phải cách ly 14 ngày và theo dõi chặt chẽ như những người tiếp xúc gần bệnh nhân. Họ đồng thời phải khai báo y tế ngay và theo dõi sức khỏe.

Nếu tiếp xúc gần với các bệnh nhân 416, 418 đến 431, hoặc có triệu chứng ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi... cần đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám ngay, lấy mẫu xét nghiệm nCoV. Nên chủ động liên hệ trước với cơ sở y tế và không di chuyển bằng phương tiện công cộng.

Khi chưa có triệu chứng, vẫn bắt buộc khai báo y tế, tự theo dõi, cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với cộng đồng. Các trung tâm y tế địa phương sẽ nắm thông tin ban đầu và hướng dẫn khai báo, thời gian, địa điểm để điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm và hướng dẫn mức độ cách ly tùy theo kết quả điều tra dịch tễ.

3. Khai báo y tế ở đâu, cần những thông tin nào?

Người nghi ngờ nhiễm nCoV, hoặc đến từ vùng dịch Đà Nẵng, gọi điện đến số 1900988975 cung cấp số điện thoại những người đã tiếp xúc gần với mình. Sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật mỗi tỉnh, thành phố đều cung cấp số điện thoại đường dây nóng trên website, sẵn sàng hỗ trợ y tế 24/24h.

Người dân khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn/ hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn/ và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe.

Các thông tin cơ bản cần khai gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ hiện tại, số chứng minh thư nhân dân, số điện thoại. Người khai báo phải trả lời trung thực các câu hỏi về yếu tố nguy cơ. Bao gồm, trong vòng 14 ngày có tiếp xúc với trường hợp bệnh hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 không? Có đi về hay tiếp xúc với người đi về từ vùng dịch không?

Ngoài ra, người dân cung cấp thông tin xuất cảnh, lịch sử sức khỏe, có biểu hiện ho, sốt, viêm phổi, khó thở, đau họng, mệt mỏi hay không?

4. Khi sốt, ho, đau họng, khó thở xử trí ra sao?

Bộ Y tế khuyến cáo, ngay sau khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở cần:

- Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 m.

- Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. Đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển đến cơ sở y tế.

- Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy; Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng.

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy.

- Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa...

- Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học.

- Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.

5. Xét nghiệm nCoV ở đâu?

Người nghi nhiễm có thể đến các bệnh viện từ địa phương đến trung ương, các cơ sở y tế tư nhân và các trạm xét nghiệm dã chiến gần nhất. Nếu tình hình dịch diễn biến phức tạp, cán bộ y tế sẽ đến từng nhà để phết mẫu dịch ở mũi và họng đưa đi xét nghiệm.

Hiện tại, Việt Nam không xét nghiệm nCoV dịch vụ theo yêu cầu. Cả nước có 118 phòng xét nghiệm đủ năng lực, trong đó 66 phòng đủ khả năng xét nghiệm khẳng định nCoV. Người có yếu tố dịch tễ nghi nhiễm sẽ được lấy mẫu và gửi đến các phòng xét nghiệm này để xét nghiệm nCoV.

6. Phòng tránh Covid-19 sao cho hiệu quả?

Mọi người dân nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng tránh, như hạn chế ra ngoài, không tụ tập đông người, không đến những nơi đã có dịch để hạn chế tối đa nguy cơ mắc Covid-19. Nên giữ khoảng cách 2 m khi tiếp xúc, thường xuyên đeo khẩu trang, rửa tay, vệ sinh nhà cửa và khai báo y tế mỗi ngày.

Thư Anh

https://vnexpress.net/ 


Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ