hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Tiểu máu ở trẻ em: Nguy hiểm chớ xem thường!

Tiểu máu ở trẻ em: Nguy hiểm chớ xem thường!

Tiểu máu ở trẻ em: Nguy hiểm chớ xem thường!

Tiểu máu ở trẻ em: Nguy hiểm chớ xem thường!

Tiểu máu ở trẻ em: Nguy hiểm chớ xem thường!
Tiểu máu ở trẻ em: Nguy hiểm chớ xem thường!

Tiểu máu ở trẻ em: Nguy hiểm chớ xem thường!

03-04-2021 08:44:28 AM

Tiểu máu là tình trạng có tế bào hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu. Vấn đề có máu trong nước tiểu có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho cha mẹ nhiều kiến thức bổ ích về cách nhận biết tình trạng tiểu máu ở trẻ, những nguyên nhân thường gặp, điều trị và những điều cha mẹ nên làm. 

1. Nước tiểu có máu trông như thế nào?

Hệ tiết niệu của trẻ bao gồm nhiều thành phần:

Thận được xem là nơi bài tiết nước tiểu. Niệu quản có vai trò như ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Bàng quang sẽ lưu trữ nước tiểu đến khi đủ nhiều sẽ báo hiệu nhắc nhở “trẻ muốn đi tiểu”. Lúc đó, niệu đạo sẽ dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang.

tiểu máu ở trẻ

Một lượng máu nhỏ cũng có thể làm cho nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc đôi khi có màu nâu. Nếu quan sát kĩ, bạn có thể thấy cục máu giống cặn trong nước tiểu của trẻ. Có những trường hợp máu chỉ có thể được nhìn thấy trong phòng xét nghiệm dưới kính hiển vi.  

2. Nguyên nhân gì gây ra tiểu máu ở trẻ?

2.1 Nguyên nhân bệnh lí

  • Nhiễm trùng tiểu, có thể ở thận hoặc bàng quang, tuyến tiền liệt hay mào tinh hoàn ở trẻ nam.
  • Phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn sau khi bị nhiễm trùng như cảm lạnh, viêm da.
  • Tổn thương bất kỳ phần nào của đường tiết niệu sau va chạm.
  • Những bệnh lí ở đường niệu. Bao gồm các bệnh mãn tính như hội chứng thận hư, viêm cầu thận, bướu thận hay sỏi thận hay bàng quang…
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc những bệnh lí tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống…
  • Tiểu máu cũng liên quan đến một số vấn đề rối loạn về đông máu. Tiếp xúc với các chất độc hại hay yếu tố di truyền là những thông tin cần xem xét.

tiểu máu ở trẻ

2.2 Nguyên nhân khác

  • Các bài tập thể chất cường độ cao.
  • Nếu trẻ đã đến tuổi dậy thì, bạn cần phân biệt rõ liệu rằng trẻ có đang trong thời gian kinh nguyệt.
  • Một số thuốc như kháng sinh hoặc thuốc giúp ngăn ngừa cục máu đông cũng có thể làm đổi màu nước tiểu. Khi con bạn đã bắt đầu dùng một loại thuốc mới, việc theo dõi những tác dụng phụ có thể xuất hiện rất quan trọng. Bất cứ lúc nào bạn không chắc chắn về sự thay đổi màu sắc nước tiểu, hãy đưa trẻ đến gặp Bác sĩ nhi khoa.
  • Những loại thực phẩm như củ cải đường, quả mâm xôi có thể làm cho nước tiểu có màu đỏ. Triệu chứng thường kéo dài trong 1 ngày sau khi trẻ ăn những thực phẩm này. 

tiểu máu ở trẻ

3. Tiểu máu ở trẻ được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ nhi khoa sẽ hỏi bạn về bất kỳ thương tích trẻ từng gặp trong khoảng thời gian gần đây. Thông tin về những thực phẩm đã ăn, loại thuốc đã uống hoặc triệu chứng liên quan khác có thể gây ra sự thay đổi màu nước tiểu. Sau đó, một bài đánh giá tổng quan sức khỏe sẽ được thực hiện. Bao gồm kiểm tra huyết áp, khám bụng để tìm vị trí đau hay bất cứ khối u nào khác. 

Con bạn có thể cần thực hiện các xét nghiệm trên mẫu nước tiểu và yêu cầu xét nghiệm máu, siêu âm hoặc chụp X-quang vùng bụng. Việc này giúp Bác sĩ kiểm tra chức năng của thận, bàng quang và hệ thống miễn dịch của con bạn. Từ đó, đưa ra chẩn đoán phù hợp để điều trị cho trẻ.

Nếu nguyên nhân gây tiểu máu vẫn chưa xác định được và tiếp tục xảy ra, trẻ có thể phải sinh thiết thận. Đó là thủ thuật được thực hiện bằng cách dùng kim lấy một mảnh mô thận nhỏ để quan sát dưới kính hiển vi. 

Một khi xác định rõ về những nguyên nhân gây ra tiểu máu, Bác sĩ sẽ quyết định khi nào trẻ cần điều trị. Đa số trường hợp là lành tính nên không cần điều trị. Việc theo dõi và tái khám theo hẹn sẽ giúp trẻ được kiểm tra một cách chính xác.

tiểu máu ở trẻ

4. Điều trị tiểu máu ở trẻ em như thế nào?

Việc điều trị để tiểu máu của con bạn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề. Khi trẻ có máu trong nước tiểu vì nhiễm trùng, Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng sinh. Nếu nguyên nhân là sau vận động gắng sức, việc nghỉ ngơi là cần thiết. Một số trẻ tiểu máu vì bệnh lí di truyền như Hemophilia, lúc này trẻ cần nhập viện vì có thể truyền máu. Theo dõi những dấu hiệu nặng hay diễn tiến tiểu máu của trẻ là rất quan trọng.

5. Cha mẹ có thể làm gì khi con của mình tiểu máu?

Con bạn có thể cần phải tái khám thường xuyên với Bác sĩ chuyên khoa về vấn đề tiểu máu. Ngoài việc cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những vấn đề sau:

  • Trẻ cần phải làm những xét nghiệm gì. Khi nào bạn sẽ được tư vấn về kết quả kiểm tra của trẻ.
  • Sẽ mất thời gian bao lâu để con bạn hồi phục.
  • Cách chăm sóc con tại nhà. Những thói quen và hoạt động nào cần phải tránh hay hạn chế.
  • Những triệu chứng bạn nên theo dõi và cách xử trí nếu chúng xảy ra.

Dù điều trị bằng cách nào, con bạn sẽ cần phải kiểm tra thường xuyên theo lịch tái khám. Việc xét nghiệm lại nước tiểu hay máu và kiểm tra huyết áp là cần thiết để chắc chắn về diễn tiến bệnh. Trong trường hợp trẻ mắc bệnh thận mãn tính, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận. 

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm


Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ