hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Vì sao người cao tuổi khó chống đỡ Covid-19

Vì sao người cao tuổi khó chống đỡ Covid-19

Vì sao người cao tuổi khó chống đỡ Covid-19

Vì sao người cao tuổi khó chống đỡ Covid-19

Vì sao người cao tuổi khó chống đỡ Covid-19
Vì sao người cao tuổi khó chống đỡ Covid-19

Vì sao người cao tuổi khó chống đỡ Covid-19

24-03-2020 04:06:20 PM

Sự lão hóa khiến toàn bộ cơ quan người cao tuổi bị suy yếu, giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus gây bệnh.

Người từ 60 tuổi trở lên được gọi là người cao tuổi. Quy luật tự nhiên khiến họ bị lão hóa toàn cơ thể, từ hệ cơ xương khớp đến các cơ quan quạn trọng như phổi, tim, hệ thống mạch máu, hệ hô hấp. Sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch "thờ ơ" với tác nhân gây bệnh xâm nhập. Cơ thể giảm khả năng thích ứng với sự thay đổi của thời tiết, môi trường và chế độ dinh dưỡng không hợp lý nên dễ mắc các bệnh ý nền như đái tháo đường, tim mạch.

Khi còn trẻ và sức khỏe tốt, virus, vi khuẩn, nấm không thể xâm nhập và gây bệnh cho các cơ quan hô hấp vì bị các hàng rào bảo vệ ở mũi, họng cản lại, bị phổi bao vây, tống ra ngoài bằng phản xạ ho, khạc mạnh. Khi hệ hô hấp bị lão hóa, hàng rào bảo vệ cơ thể ở mũi, họng đáp ứng rất kém, virus, vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh ở đường hô hấp dưới gồm phế quản, phổi. Lồng ngực giảm khả năng co giãn, dung tích phổi giảm, giảm phản xạ ho, lực ho nên suy yếu trước virus, vi khuẩn hoặc không bao vây, tống tác nhân gây bệnh ra ngoài.

Vì vậy, người cao tuổi khó chống đỡ khi mắc các bệnh lây nhiễm từ cộng đồng, đặc biệt là các bệnh lý đường hô hấp và Covid-19. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy người hơn 60 tuổi trung bình mắc 2,6 bệnh, nhóm trên 80 tuổi mắc trung bình 6,8 bệnh. Trong khi đó, dịch Covid-19 có xu hướng lan rộng, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tính và biến chứng nặng đối với người trên 60 tuổi.

Người bệnh cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị ngày 4/3. Ảnh: Chi Lê

Người bệnh cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị ngày 4/3. Ảnh: Chi Lê

Vậy người cao tuổi cần làm gì để có thể giảm bớt nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý đường hô hấp và Covid-19?

Đầu tiên, người cao tuổi cần phải nâng cao thể trạng và điều trị đúng, đủ, hiệu quả các bệnh lý nền đang mắc, ví dụ kiểm soát tốt huyết áp, đường máu, duy trì ổn định bệnh lý tim mạch...

Về dinh dưỡng, người cao tuổi chú ý ăn đủ chất và tránh áp dụng chế độ ăn kiêng quá ngặt nghèo vì sẽ làm cho cơ thể thiếu chất gây suy yếu hệ miễn dịch. Chủ động bổ sung đủ 1,5-2 lít nước hàng ngày, không nên uống nhiều nước và buổi tối trước khi đi ngủ.

Người cao tuổi, những người có thể trạng yếu, có nhiều bệnh lý nền hoặc có bệnh lý nền chưa được điều trị ổn định cũng nên hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng, khi thời tiết thay đổi và dịch Covid-19 đang bùng phát hiện nay. Ngoài ra chú ý giữ môi trường sinh hoạt được thông thoáng, thường xuyên mở cửa sổ tuy nhiên cũng cần tránh gió lùa trực tiếp.

Nếu phải ra ngoài, người cao tuổi nên tránh nơi tập trung đông người ở không gian hẹp, sử dụng khẩu trang, giấy khô đề phòng ho, khạc, nước sát khuẩn nhanh để vệ sinh tay thường xuyên.

Trong trường hợp có vấn đề về sức khỏe, có thể tự chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế xã, phường nếu bệnh nhẹ và chỉ tới cơ sở y tế khi có bệnh nặng cần theo dõi, điều trị hoặc cấp cứu. Các cơ sở khám chữa bệnh cân nhắc cấp thuốc điều trị các bệnh lý mạn tính tối thiểu 2 tháng một lần nhằm giảm tải, giúp người cao tuổi không phải đi lại nhiều, tránh nhiễm Covid-19 hoặc các bệnh đường hô hấp.

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm
Trưởng khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Hữu nghị

https://vnexpress.net/


Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ